Wednesday, December 16, 2015

Quê miềng hai tiếng thân thương
Đi xa thì nhớ vẫn vương thì về
Xa quê lòng mãi ê chề
Nhớ cha nhớ mẹ bộn bề lo toan

QUẢNG TRỊ QUÊ HƯƠNG TÔI


Xuân sang hoa gạo phải tàn
Mùa đông rét buốt thương đàn em thơ
Mẹ ơi con ngóng từng giờ
Về quê miềng với nỗi niềm xót xa

Thăm qua Thạch Hãn , Đông Hà
Ghé vô Thành Cổ mặn mà tình quê
Nghĩa trang liệt sĩ liền kề
Ghé thăm thắp nén nhang về các anh

Nhớ vô đường Chín Khe sanh
Địa danh chấn động vinh danh muôn đời
Vĩnh Linh quê mẹ tôi ơi
Bao trang sử chói đời đời khắc ghi

Nhớ ôi lớp học mùa thi
Thầy cô tận tụy chỉ vì ngày mai
Hôm nay đất lạ dong dài
Đời con nhớ mãi một thời ầu ơ

Mẹ ôm con đứng ở cột cờ
Nhìn qua bên đó ngóng chờ người thân
Đất nước đang phải đấu tranh
Hòa bình lập lại xa gần bên nhau

Mẹ ơi con thấy đoàn tàu
Từ nam ra bắc một màu hoa tươi
Ôm con mẹ nở nụ cười
Kìa cha con đó một người chiến binh

Anh em hàng xóm Gio Linh
Cồn Tiên, Dốc Miếu “chiếu in sử vàng”
Đi vô đất thánh La Vang
Kim Long với những tên làng riệu bia

Nhớ thời đất nước phân chia
Vĩnh Mốc, Cồn Cỏ địa danh anh hùng
Biển Đông một cõi mê cung
Làm nên bãi tắm Cữa Tùng xinh tươi

Tha phương đất lạ xứ người
Đời cho nắng ấm nụ cười ngày mai
Hiền Lương sừng sững tượng đài
Đò xuôi Thạch Hãn vang bài dân ca

Quê tôi một dãi sơn hà
Đồng quê bát ngát những là lúa chiêm
Cờ soi biểu tượng búa liềm
Tình trao gắn kết những miền quê xa

Khe Sanh Lao Bảo quê nhà
Là nơi giới tuyến quân ta giữ gìn
Triệu Phong rất đỗi chân tình
Là nơi vựa lúa vươn mình đón mưa

Nhớ sao kỉ niệm ngày xưa
Thời còn thơ bé vẫn chưa nhạt nhòa
Lỗi con mẹ đánh khóc òa
Bà thương ôm cháu đầu xoa “ tội hè”

Quê tôi xanh ngát hàng tre
Gió Lào khô rát tiếng ve rộn ràng
Ghé vô Đường 9 nghĩa trang
Nghiêng đầu kính cẩn thắp nhang gửi về

Đi xa thấy nhớ miền quê
Cao su, đồng lúa sum suê vườn cà( café )
Đi sâu tới nẻo quê xa
Đa Krông – Hướng Hóa những là rừng cây

Quê hương bóng mẹ hao gầy
Đồng sâu, đồng cạn cho đầy bát cơm
Ông tôi sớm tối cầm nơm
Ao đầm lặn lội bữa cơm sum vầy

Sân ga vắng bống từ đây
Miền nam nhớ mẹ đông đầy tình con
Trong ni con nhớ mõi mòn
Đàn em thơ bé có còn nhớ không

Quê hương khắc ở trong lòng 
Dù xa cách trở vẫn nồng đượm thay
Đi xa phiêu bạt những ngày
Quê hương là mẹ chớ đừng nên quên.

Tác giả: Trần Đức Chung

Tuesday, December 8, 2015

Có mối tình đơm bông từ giếng Mội
Trung vạn ngày chị sương nác ê vai;
Có bầy em lấm lem dòm bắt tội
Đã nậy khun theo tiếng mạ thở dài…
THỜI GIAN VÔ TÌNH


Có một thời béc mắt chộ sắn khoai
Đa vàng ỏng, chinh trần đi vô rậy.
Côi độộng mối có người chưa kịp nậy
Ngồi nghe hơi heo may…

Thời gian vô tình in gió qua tay
Phủ bụi lên côi giọng cười troong vắt
Của ai tê sau ngày dài cuốc lật
Ghé bên khe vọọc ánh hoàng hôn
Rải xuống đàng thôn những nạng chinh quen thuộc…

Còn chự khôông eng, lại liềm, cán cuốc
Của trưa hè đứng bóng côi đồi tranh?
Lưa khôông em hụ trèng đợng mói hột
Cấy nốống cấm mạ hay đựng trước trọt
Túi trảy ra cươi ngồi… nhai bóng trăng thanh?

Khi miềng nhỏ cứ trôông ngày qua nhanh
Chừ luống tuổi cứ mong đêm thiệt chậm
Để nhớ một thời cày su cuốc bậm
Thời gian ơi, răng nỡ vô tình?

-Ngọc Hồ
 Khi neng cỏ đã theo về với đất
Mệ ngoại tui vẫn trệu trạo méng trù:
“Nói bờ hớ, lối mi còn nhò nhỏ
Tau đi mần, mi cứ dọi sau khu”.
MỆ NGOẠI TUI


Chín ba tuổi, mệ khôông còn khỏe nữa
Lê lưng còng, chốống cậy ngó vu vơ
Ra trước cươi, mệ lom khom nhổ nhổ:
“Răng cun ni để cỏ lút ri nờ?”

Đa nhăn loạn đồi mồi, tóc mây trắng
Mệ hay ngồi trước trọt nhớ xa xăm
Về con rào chừ khuất mô thẳng rẳng
Mấy chục năm trường chưa được về thăm.

“Tàu xe ngái mà người thì đau nhức
Chừ có ai sương vọng cũng chịu rồi
Tau ưng ở ngoài làng chơ phải
Cũng tại vì bom đạn, chao ôi…”

Mười năm trước, ôông râng còn mạnh mẹ
Cũng chín ba, bỗng khuất núi về trời
Từ bựa nớ mệ buồn, hay lặng lẹ
Ngồi nhai trù mà mắt ngó xa xôi…

Mỗi cấy tết cháu con về bên mệ
Được phây hôm lại tất tả lên đàng
Cuộc mưu sinh hắn vày cho bất đọa
Nhớ mệ nhiều nhưng cứ hẹn đông sang.

Mệ ơi mệ, gắng khỏe nhiều nghe mệ
Hè năm ni con nhích định chạy về
Chừ khun nậy cứ sèm in lối nớ
Mệ đi mô miềng dọi nấy thôi tề.

“Cấy thằng Nhỏ, mi cứ toàn nói trạng
Mi khung về, tau đi trước đó nghe”…
Ngọc Hồ
Sau chiến tranh, bà con chạy giặc lui về lại với làng cộ; người chạy vô Nam lui về, người chạy khung đặng bơ ở lại, gặp chắc tay bắt mặt mờng mà chộ hai cùn mắt người thì chảy nác, người thì chụi chụi, xoa xoa , xuýt xuýt đắc chắc vô dà cấy đã.
DỚ CHẦU MẦN HỢP TÁC XÃ
Bước lên côi trọt có cấy chờng tre, o An mời mấy ả tam ngồi uống méng nác chè đã, “chè ni tui gởi mua ngoài Vĩnh Linh vô đay, lá chọn, nác ngon mà thơm nữa”. O An bơng nác lên liền rót vô trung đọi mời. Đàng thì ngái, đi bộ từ trung Bến Đá ra tới dà chinh cẳng ai cũng rạ rời, loỏng trôốc cúi rồi! Ả Bảy đần một nghỉnh trỉnh máu cóc luôn, ả thở ra dư trâu cày trưa được mở dù.
Rứa là đặng mô mấy tháng, ngay mô ả tam cũng cùng chắc vác cuốc cày bừa ra roọng, đang mần bơ o An kêu to “Giải lao bà con hè”! Mấy người trung Nam mới về dòm chắc hỏi ả nớ ả nói chi rứa hè?

Có mấy người ở lại năm 72 họ thả cuốc họ ngồi. Ả Bảy hỏi: “Răng mần tê răng mà ả ngồi”? O Hai nói “ả tam khung nghe ả An hô giải lao rồi hà?”. Khi nớ ai cũng mờng, người thì chạy tìm nác, người tìm chổ khụt khút ngồi. Ả Bảy đưa hai máng tay thoa thoa nơi mấy chỗ bong mấy ngay trước chừ hắn chảy nác ra bơ nghe hắn tát tát, nác mắt ả tự diên chạy xuống tới mẹng.

“Hết giờ” - lại tiếng của o An vang lên. Mấy ả tam đứng dậy, mần ai ai cũng hoọc dọi chắc bơ đứng dậy mần tiếp.

Nắng tháng tám nám đa bưởi. Tới 11g30, o An lại kêu “hết giờ”, rứa là ai ai cũng hăng hái ra về. Dưng hai cấy chinh bước khung tới, ả Bảy nghị trung bụng miềng có đau chi mô mà tay chinh bủn rủn ri hè?

Về tới dà, con cái dọn cơm lên chờ sặn, có méng keng chắt chắt vị bắp rang bơ ả đần vô một chén bơ mắt mụi hắn sáng ra mà người chộ khỏe. Té ra do đói bụng a tề!

Đinh Giao Hữu
Chiều quê hương bầy rặt rặt vẽ vòng
Côi bia mộ phây cơn tìm chỗ đậu
Mụ gà mạ rù con bên hàng dậu
Bắp vô mùa, râu tẩm nắng hoàng hôn.

CHIỀU VỀ NƠI LÀNG CỘ

Đạp xe về thôn nữ lượn cô thôn
Đi lúc thúc côi đàng ôông trưởng họ
Vẳng tiếng hát Khánh Ly từ quán nọ
Tiếng xình xình ghe máy tự rào xa.

Tui - một người mỏi trốốc cúi bôn ba
Về làng cộ ngày hè khung khói súng
Ngó đồng xeng rập rờn theo gió lộng
Nghe trung lòng len dậy những bâng khuâng.

Chiều quê hương là chiều của êm đềm
Đã bỏ lại xa trưa hè đỏ lả...

-Ngọc Hồ 9/12/2015-


Thursday, December 3, 2015

Chiếc Airbus của Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam vút kẹng lên bầu trời Nam Việt, lướt đi trữa mây xeng, mây vàng, mây trắng, đưa bà con tui gồm 7 người về Quảng Trị. Đây là lần đầu tui với eng tui về lại cố hương. Tui rời Quảng Trị năm nửa tuổi, nên chi khôông thể tự miềng về quê cộ, vì lẽ có về, cũng khôông biết mặt ai mà cũng khung ai biết mặt miềng. Rứa rồi bơ răng?


Đàng về quê mạ

Sau mấy lần chao kẹng vèng vèng, máy bay đáp kẹng; sân bay Phú Bài đã nằm chài bài đón bước chinh tui. Một eng người Gio Linh đã đứng ngước sặn với chiếc xe 7 chỗ, mẹng cười tươi in thể gặp người quen cộ, đưa bà con tui về Triệu Phong. Côi xe, eng hỏi chuyện Bình Tuy. Eng nói chầu nớ đói quái, eng cũng vô Bình Tuy ở mấy năm chơ rờ, mần rừng, đút than, mần rậy rồi bơ quèng về lại Quảng Trị, vì lộ mô cũng cực in chắc. Tui hỏi: “Rứa eng sinh năm mấy hè?”. Eng nói eng sinh năm 71. Ui cha, rứa đồng tuổi tui. Tui hỏi ở Quảng Trị chừ họ cù kêu “eng” khôông, eng nói: “Họ nghe thì hiểu chơ khung ai xưng hô rứa nữa”.

Trời bắt đầu chạng vạng, mà đàng từ Huế về Hải Lăng đang bá, sửa, gồ ghề, dằn xóc, bụi bay mịt mù. Dòm kỳ mặt đàng mà in kỳ cùn dài bá khu hồi năm bảy mấy tám mươi đạ dữ. Eng tài xế hỏi “chừ răng, về làng luôn ê là ghé mô ăn kỳ đã”? Cha tui nói chừ ăn quán hi kỳ đã chơ để người ta nấu náng chi phiền. Rứa bơ cả đoàn mì dừng nơi Hải Lăng đẩn mỗi người một đọi cháo bột Hải Lăng, một đặc sản mà ai ở Sài Gòn muốn mở quán Quảng Trị thì khung thể thiếu món nớ. Cháo bột còn kêu là cháo vạc chờng.

Khi quán bơng ra 8 đọi cháo đại chang, với thêm mấy dịa ớt bằm bun chùn chùn, mụ vợ tui chộ bơ trợn troòng, tới khi chộ tui múc cả muỗng ớt bỏ vô kỳ đọi bơ mụ a càng xeng mặt. Ui chao, ăn xong đọi cháo bơ ọ kèn.

Đương ăn cháo bột thì trời lắc rắc mưa. Eng tài xế nói: “Bà con miềng về ri là đẹp trời tê. Bữa giờ nắng chảy mỡ, may nhờ bão số 1 hắn dịu đi”. Eng tài người Gio Linh, khi tê người xứ nớ nói “dờ trời”, “lụt bạo” nhưng chừ eng nói “nhờ bão”, “bữa giờ”, “chảy mỡ”... là vì người Quảng Trị chừ đã bỏ lần phương ngữ để nói tiếng phổ thông. Bợi rứa, nhiều khi lên mấy trang tiếng Quảng Trị, chộ bà con cại chắc đọa, cũng vì kỳ tiếng quê miềng đã bị “phổ thông hóa” hơi nhiều, mất gốc ngay tại quê nhà.

Côi đàng về làng, tui nghe điện thoại: “Cháu là thằng Long đây, chú tới mô rồi?”. “Tau cù biết mô lại mô mô. Nghe nói gần tới cầu Mỹ Phước rồi tê”. “Rứa chú rẽ phải, tới kỳ trường tiểu học Triệu Giang bơ cháu đứng đón đó”. “Trẹ tay mặt chơ rẽ phải chi hè”? “Ha ha ha. Chú cứ đùa”. Mưa nặng hột hung, nhưng thằng Long đã mang áo mưa chờ sặn trữa đàng. Con đàng chính của xã khôông rảy nhựa mà tráng xi măng màu trắng sáng, dòm sạch sẹ.

Long đắc cả nhà tui vô nhà chú Bình. Ở đó, cả nhà eng Kiều, eng Bình, chị Dinh đã chờ sặn, niềm bui tràn lên côi mắt. “Ui chao ui, chú Cách còn khỏe dữ ri hè”. Rứa bơ mấy bà con trạo chuyện tới khuya. Mấy đứa con eng Bình mê kỳ máy chụp hình, tui chụp xong cho coi lại bơ khoái hung, 3 đứa đeo hi 2 kỳ nạng cẳng tui. Cha tui vẹ bày béng cộ lên bàn thờ bác Sum. Tui dòm ảnh bác nhuốm bụi thời gian. Trung khung hình, bác tui mẹng méo tới cằm. Chiến tranh, mấy ai còn lèng lặn? Mùi khói dang tỏa ra ấm áp. Chị Oanh dòm chị tui, ngờ ngợ: “Mi phải cùn Hiền đây khôông?”. “Dạ. Tui đây”. “Ui chao ui, rứa mi đây à”, chị Oanh hỏi rứa bơ ôm chị tui khóóc. Thời nhỏ, hai chị có họọc chung, rồi bơ đạn bom, ly tán, côi bốn chục năm chừ mì gặp lại. Cả buổi nớ, chị Oanh cứ ôm bai chị tui, nác mắt chạy queng tròòng.

Túi, eng Bình giăng mùng kêu đi ngủ, có chi ngày còn dài. Ai cũng cheng veng: “Rứa răng khung đắc xe vô? Răng khung khóa cựa?”. Cả eng Bình, eng Kiều đều cười khặc khặc: “Ở đây cù phải in Sài Gòn mô mà”. Ui chao ui, quê miềng hay hè? Cả đêm tui cứ sợ trộm, chớc ngủ chập chờn. Nhưng đúng như eng Kiều nói, sáng mơi ra, chiếc xe tay ga vẫn nằm yên bình, hiên ngang trữa cươi.
Ngọc Hồ (Còn tiếp)
FB: https://www.facebook.com/chutuidoaroi

Thursday, October 29, 2015

Tháng chín về, e trời lạnh rồi thê !
Mơi con gởi về quê nhà đôi áo ấm,
Ước được gởi ngày nắng vàng thiệt đậm,
Cùng niềm bui của mấy tháng lương đầu.

Tháng chín về, trời trở lạnh cha đau,
Bợi xương chắc một thời mang vác nặng.
Mạ hom hem mổi ngày trắc thuốc đắng,
Chén thổ ngọt soi ánh mắt cười buồn !


Tháng 9

Tháng chín về, con nhớ mùi lá xôông,
Ngày cảm lạnh sợ trùm mền nghe dọa nạt !
Lá quê hương đôi tay mạ thơm ngát,
Nhớ chao ui khi trở lạnh xứ người !

Tháng chín về, buồn lắm trữa chơi vơi,
Dẫu miền xa nơi thu vàng nắng ấm,
Trữa ồn ào con theo bóng lặng câm
Biết răng chừ, còn có ai mà thổ lộ ?

Tháng chín về, quê nhà mùa mưa đổ,
Nác chẵng thương cha hóa gỗ chong đèn !
Mạ vẫn quen cách đi lại cheng veng,
Lo mạ gà tiếc vôồng khoai cơn bín .

Tháng chín về, con nguyện một cầu xin ;
Nơi quê nhà mạ cha luôn mạnh khõe,
Con nơi xa còn lưa diều sức trẽ,
Gắng mừn thêm nuôi mộng nghĩa báo đền.
 
Có những điều em giấu đi rất kỹ
Nhưng với anh ,anh đả biết hết rồi
Chỉ còn em ở lai với thơ thôi
Em tươi rói với cái nhìn lúng liếng 
Giấu

Em thoắt đến thoắt đi dâng trào... ẩn hiện
Như ngọn sóng vỗ bờ hôn cát mãi ngàn năm
Em giấu đi những khắc khoải… xa xăm
Giấu đi cả giọt nước mắt lăn dài đêm lẻ bóng 

Em giấu đi những khát khao cháy bỏng
Được cùng người sải bước đón bình minh
Này em ơi hãy sớt chút tâm tình
Chia cùng em nổi vui buồn khắc khoải 

Những khát khao rất đời... vụng dại
Giọt lệ rơi hoen ướt bờ mi
Thì em ơi giấu kín làm chi
Bình minh đến em mĩm cười lên nhé

Em là ánh nắng ban mai là làn gió nhẹ
Nổi vui buồn cứ lặn hết vào trong


(Chồng ơi nghe vợ bảo này.)

1-là anh phải hiền hòa
Sẵn sàng nhận lỗi cho qua mọi điều
Dù sai dù đúng bao nhiêu
Bao giờ lỗi cũng phần nhiều là ta

2- là anh phải thật thà
Lương bao nhiêu có nộp ra đủ đầy
Giờ giấc cấm chậm một giây
Khai không thành thực thì "đây" giận hờn

3-anh chịu đựng phải hơn
Cơm khê canh mặn liệu hồn mà chê
Cắn răng nhắm mắt nuốt đê
Kêu lên một tiếng ra đê mà nằm

4- anh là nhớ phải chăm
Lau nhà rửa bát âm thầm làm đi
Kiểm tra em thấy việc gì
Làm không vừa ý ấy thì biết tay

5- cấm chè thuốc rượu Tây
Em mà phát hiện đuổi ngay ra đường
Ngâm rượu dân tộc bổ dương
Ừ thì vài chén quê hương thôi đành

6- là em cấm tiệt anh
Đừng có tơ tưởng loanh quanh em nào
Tức lên tay thớt tay dao
Lia tay nhắm mắt chào mào cúc cu

Ngẫm rồi tôi khóc tu tu
Thế thì nào khác đi tù hả em
Nhưng thôi anh quyết thử xem
Chung thân lĩnh án với em sợ gì

VỢ NHẮN NHỦ CHỒNG

Thằn lặc tặc lại tiếc chi,
Để con rế nhỏ ri ri vợi vời ?
Giựt chắc đã chộ rợng mơi,
Tiếng gà cáy trữa rạ rời lo toan !

Dìn ra mây, nác non ngàn,
Có con cò lẻ bay ngang trữa trời !
Một mơi ướt vạt sương rơi,
Đời ni tui đến bợi đôi chưn trần !

HẾT ĐÊM

Thursday, October 22, 2015

Chầu tui còn dỏ, Vĩnh Chấp quê tui roọng diều. Rứa là trưa nắng chàng chang là coi dư eng tam hẹn chắc đi moóc đam để về đâm mần giun béng sắn. Ra roọng, hệ mà cứ chộ nơ bờ rọọng có kỳ hang là mờng lắm, cổi áo trùm côi trôốc (vì trước khi đi mạ dặn : “Dớ mà đội mũ kẻ ních trôốc ra chừ”) rồi 1 tay bịn nơ bậc, 1 tay thò vô thò ra oọc oọc ẹc ẹc rứa mà bắt được diều a tể. Đam mạ có, đam kềng có, về mần béng ăn ngon dữ tặc dữ tợn. Món đam náng cũng thơm ngon dzữ. Bỏ con đam vô trong bếp than nghe xèo xèo, vàng ươm, khêu ra bẻ cọng dá nghe rạo rạo tốp rốp ưi chao thơm ngon lạ kỳ. Dít là khi đang đói bụng, mùi đam náng thiệt là quyến rủ a nở.

Bắt cua


Có lần ri mà tui dớ: Mạ tui vẹ ở dà coi dà. Khi nớ bưa đang đói, chờ cho đến bựa trưa để được ăn cơm thì lâu, chờ mạ thì càng chờ càng mất, bưa tui lẹc ra roọng mò đam. Bưa cất răng đó tui mò vô trong hang, thường thì hang hơi su, răng mà hang ni thì cạn mà nghe mềm mềm, bơ tui núm tui lôi ra 1 con tắn nác to bằng ngón tay cấy. Ôi chao ôi mạ ôi, hắn quay lại hắn táp tui 1 cấy nơ ngón tay, hắn trấu i rứa. Bưa tui hoảng tui quăng tui chạy, vừa chạy vừa khóóc đọa. Té ra buổi trưa nắng nóng tắn chịu khôông nổi cũng tìm hang chui vô trú ngụ. Tui chạy về bưa mạ tui băng bó cho tui xong, tui ngồi mà tiếc mấy con đam nằm ngoài roọng (chao ui, chừ mà náng lên thì mùi thơm nức chịu chi nổi hè), lựa khi mạ tui lo nấu náng, tui lẹc đi, mạ tui nạt: “ Đi mô nữa, hắn cắm cho rứa mà khôông khớn à?”
Hồi là coi dư năm bảy mấy, tám mấy a nở, lúc nớ là coi dư tháng 1 hai lần chi đó xã Vĩnh Chấp quê tui là hay có đoàn chiếu phim màn ảnh rôộng mô trong Huế ra chiếu phục vụ. Lúc nớ tui cũng cỡ mô 6- 7 tuổi chi đó. Cứ buổi sáng đang chự bò nơ bậc roọng là nghe xe bò kéo chở loa phóng thanh ra rả côi đàng. Chiều khoảng mô 4- 5 giờ là coi dư đắc bò về ràn sớm, tắm rửa ăn uống để túi là coi dư đi coi đó nở.


Tiếng Quảng Trị

Mấy eng trong xóm nậy hơn tui mô khoảng 4- 5 tuổi chi đó. Ui chao là coi dư mấy eng nghịch tặc hung. Tui nghe mấy eng trạo chuyện với chắc “Bọp bụ sướng lắm” rồi bơ mấy eng hẹn chắc đi sớm. Bưa khi từng đoàn người nói nói cười cười đi từng tốp rứa, trai có cấy có, tốp mô con cấy là mấy eng dào ra bọp bụ xong bưa bỏ chạy. Ôi chao tui nói ri, mấy ả bị bọp bụ đứng lại chưởi ui chao là chưởi. Chưởi khôông là coi dư ra chi hết. Ấy rứa mà về mấy eng kể lại bọp bụ ra răng rồi cười sặc sặc (mà theo tui cảm dận sự sung sướng của mấy eng là coi dư quá độ). 

Có cí bựa nớ mà dại, mà tui coi dư dớ mãi. Tui đi dọi mấy eng cũng ra núp nơ bậc roọng. Tui cũng núp nơ bụi me. Mấy eng dặn tui là đừng nói chi hết kẻ bị lộ. Bưa đến khi mấy eng bọp xong mấy eng chạy hết. Tui dỏ dất chạy khôông kịp bưa bị cí o nớ o á đòi kịp, o túm cổ áo tui o xắn cho 1 bợp tai thiệt đau. Ả vừa bợp tai tui ả vừa la: "Bọp bụ nì, bọp bụ ni..." Lức nớ bưa tui chúi trôốc a nơ bậc roọng lấm le lầm lét, tá lọa tam tinh, nổi đom đóm bay loạn xạ. Ôi chao ôi là bưa tui khoóc bù lu bù loa. Ả nớ thì ả nớ tức ả chưởi ri: "Tổ cha ôông mệ nội bay lên bụ tau đây bây lại mà bọp”. 

Rứa mì nói sau kỳ bựa nớ bưa tui trợ chắc trợ chin là coi dư tui khôông đám đi bọp bụ nữa. Sướng mô nỏ chộ, chộ bị tát tai, ui chao đau đoại!
Bún Hến Mai Xá là một đặc sản của làng Mai Xá (Gio Mai, Gio Linh, Quảng Trị) . Đây là một món ăn ngon và nổi tiếng ở Quảng Trị. Được chế biến từ những con “Chắt Chắt”, chắt chắt thuộc họ hến nhưng có kích thước nhỏ hơn con to nhất chỉ bằng hạt bắp.

Bún hến mai xá

Bún Hến Mai Xá

Bún Hến Mai Xá là một đặc sản của làng Mai Xá (Gio Mai, Gio Linh, Quảng Trị) . Đây là một món ăn ngon và nổi tiếng ở Quảng Trị. Được chế biến từ những con “Chắt Chắt”, chắt chắt thuộc họ hến nhưng có kích thước nhỏ hơn con to nhất chỉ bằng hạt bắp.Bún Hến Mai XáNguyên liệu chínhSự khác biệt của món Bún Hến Mai Xá với những thương hiệu bún khác chính là “Chắt Chắt”, một loài sinh vật nước lợ này giàu chất đạm nên rất bổ dưỡng (Nhiều người vẫn hay nhầm lẫn con hến với chắt chắt, nhưng thực ra chúng hoàn toàn khác nhau tuy cùng sống trong môi trường nước lợ. Nhìn bề ngoài chắt chắt nhỏ hơn hến và có màu đen sậm vì chúng thường sống dưới bùn cát để trốn kẻ thù và tìm kiếm thức ăn).

Chắt chắt rất bổ và tốt cho sức khỏe: chứa nhiều protid, chất sắt, đồng; nhiều vitamin B12, ít cholesterol nên thích hợp với người thiếu máu và người bị bệnh tim mạch, thịt chắt chắt vị ngọt mặn, tính hàn, không độc, có tác dụng hoạt tràng, thông khí, mát gan, thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu.

Những ai đã từng ăn chắt chắt do chính người Mai Xá chế biến thì chắc chắn sẽ không quên hương vị ngọt ngào của món ăn dân dã rẻ tiền này. Khi thưởng thức các món chắt chắt ở Làng Mai Xá, nhiều người không ngần ngại gọi tiếp lần thứ hai, thứ ba. Có người ăn xong thấy món chắt chắt ngon quá nên mua thêm mang về .

Bún hến mai xá

Cách chế biến cũng rất đơn giản không cầu kỳ :

Chắt Chắt thường sống dưới bùn cát nên để làm sạch là điều quan trọng nhất, theo bí quyết của những người lớn tuồi thì Chắt Chắt mang về ngâm nước gạo để nhả hết cát và nhớt, cho vào rổ rồi chà thật mạnh cho sạch lớp bùn bám ngoài phần vỏ. 

Cho chắt chắt vào nồi luộc chín, nhớ khi nước sôi thì lấy đũa khuấy liên tục cho chắt chắt mở vỏ ra (lửa phải đều không làm cho nước quá sôi hay quá nguội, con chắt chắt sẽ ngậm lại). Vớt chắt chắt ra rổ thưa, cho vào chậu nước đãi lấy ruột.

Lấy nước luộc Chắt Chắt làm nước dùng rất ngọt và mát. (ngoài ra nước luộc chắt chắt nấu với bất cứ loại rau nào cũng ngon, người dân ven sông Thạch Hãn có món canh rau muống nấu với chắt chắt trộn gừng và ớt tươi rất ngon ngọt).

Phi thơm hành, cho thịt chắt chắt vào xào trên lửa lớn đến khi săn lại, nêm thêm gia vị xào cho đều và thấm (riêng phần thịt chắt chắt xào xúc bánh tráng là món ăn dân dã, rẻ tiền nhưng được nhiều người ưa thích, cái vị ngọt của chắt chắt, giòn giòn của bánh tráng, thơm thơm của hành phi quyện lại nơi đầu lưỡi, một hương vị thật khó quên).

Tiếp đến đổ nước lên nồi xào thêm mắm muối, nhớ cho gừng vào để khử mùi tanh của bùn đất vậy là đã có nồi nước dùng đậm đà .

Giã thêm một chén muối ớt, những hạt muối sống với trái ớt tươi + gừng, đâm thật cay. Món bún sẽ ngon hơn khi ăn kèm nước mắm ớt tỏi và gừng những hương vị không thể thiếu của người Quảng Trị trong các bữa ăn.

Cuối cùng cho Bún vào tô kềm thêm một ít rau thơm, ngò, chan nước dùng vào và thưởng thức .

Bún hến mai xá

Bún Hến Mai Xá là một món ăn dân dã không cầu kỳ nhưng mang hương vi đặc trưng riêng của một vùng quê Quảng Trị, là món ăn Đặc Sản Quảng Trị và được nâng thành một thứ văn hóa ẩm thực của những làng quê ven sông Thạch Hãn.
Tổng hợp những bài hát hay về Quảng Trị, Danh sách này do mình tự tổng hợp




Nhạc Quảng Trị

Thạch Hãn ơi! Lặng mình xuôi năm tháng
Máu anh hùng hòa sóng nước mênh mông
Lịch sử xưa khắc dấu những chiến công
Dân nước Việt ghi ơn lòng mang nợ

 Thạch hãn

Thạch Hãn! Dòng sông bao quân thù run sợ
Vạn anh hùng ngã xuống bỏ lở tuổi xuân
Thạch Hãn ơi! Đã mấy mùa xuân
Vẫn hiền hòa ru các anh yên nghỉ

Vẫn dạt dào bao tâm tình thủ thỉ
Viết khúc giao mùa viết nỗi nhớ nghìn thu.



Cơm keng chưa chín mạ dặn rồi
Quét dà lau chén sắp mâm ra
Bơng tô cắp mấy trấy cà
Chưng thêm muổng đuốc dà miềng ăn cơm

 bữa cơm quê mẹ

Cá tràu cha mới đi nơm
Náng lên kho mợ mùi thơm quyện vào
Mít non ở côi ngọn cao
Cắt xong đem lọc rồi xào hến sông

Đọt bính chắm mắm ngừ hồng
Cơm keng ngon bựa mặn nồng tình thân



Hiền Lương ơi ! Lá cờ tự do
In bóng dòng sông ngàn đời còn đó
Máu hùng anh nhuộm màu thắm đỏ
Sao vàng dẫn lối nay cho hòa bình

Mẹ "Diệm" kiên dũng một mình
Vá cờ giới tuyến giữ tình nước non
Căn hầm nhỏ mặc kệ sống còn
Tay thêu đường chỉ sắt son màu cờ

Bóng mẹ vá cờ

Hiền lương giới tuyến đôi bờ
Hai mốt năm đó đợi chờ thủy chung
Dòng sông trang sử hào hùng
Lá cờ sắc thắm bay tung bầu trời

Ơn mẹ còn đó ngàn đời
Vĩnh Linh ghi kể theo lời người xưa
Đêm đen nắng chói ban trưa
Đội bom....Mẹ Diệm đội mưa cuộc đời

Vĩnh Linh ơi! Quê mẹ ơi!
Cờ bay mãi mãi đất trời Việt Nam.!!!



Những nhà tranh phên lá
Cửa sập(*) giờ đâu lưa?
Nước sông không còn cá
Sầu biết mấy cho vừa?

Trâu già sứt mũi đứng
Ậm ò điệu hát xưa
Nắng đâu mà chúng táp
Cọng cỏ cũng không chừa?

Người cha


Nhà giờ toàn to cao
Theo mô hình phố thị
Bộ ván gỗ năm nao
Giấu buồn góc cũ kỹ.

Chiều mấy anh làm xị
Đi rất là liêu xiêu
Mấy “ả” giờ kêu “chị”
Son phấn cũng hơi nhiều.

Cha tôi về đắp mả
Xây lăng bên bờ cao
Bầy chăn bò đến nói:
“Cho tiền thì không sao”.
(Không cho thì chúng phá
Đành phải móc hầu bao).

Vẫn con sông ngày cũ
Nhưng rừng xưa chẳng còn
Bầy cưỡng không chỗ trú
Cả bầy còn mấy con.

…Cha tôi về đắp mộ
Nhớ chi mà héo hon?



Wednesday, October 21, 2015

Sau Tết đó, lòng buồn anh bỏ xứ
Ra Đông Hà bắt tàu lửa vô Nam
Phận tha hương anh làm thuê đủ thứ
Cơ cực vẽ lên đời những nét lam nham.

Nơi quê nghèo, chị ngó hàng chuối sứ
Nghe mùa xuân dường như sắp lụi tàn
Gạt lệ ứa trên mắt buồn thiếu nữ
Chị theo về làm vợ gã con quan…

 MÙA XUÂN GIỜ ĐÃ

Anh tối mặt với mai chiều cạo mủ
Cao su như giọt đắng nhiểu tơi bời
Nhờ chăm chỉ, anh dần xa cảnh khổ
Đường tương lai ngó bộ mỉm môi cười.

Anh những ước cùng người thương yêu nhất
Một mái nhà, hai trái tim yêu
Nhưng người ấy giờ yên bề gia thất
Anh lộn lui thương nắng nhạt, mây chiều…

Té ra tình yêu đơm bông từ cảnh khổ
Anh tìm đâu hun hút trời Nam?
Anh cứ ước như hồi nơi quê đó
Nhưng than ôi, mùa xuân đã lụi tàn!


Một múi hàn bằng ngàn múi lạt,
Răng mà hay, Tây phương thiệt giỏi như Thần !
Người miềng răng nỏ nên thân,
Nói thì hay giỏi chơ mần được chi ?

 PHÂN BÌ THƠ

Diều hòn bi họ mần ra bạc đạn,
Máy móc về mần bạn nhà nông.
Người miềng có cấy lưng còng,
Moi vì cuốc tới răng loong trốc bạc.

Nói dư hát ngàn điều được một,
Thoắt kì meẹng lên tột mây xeng.
Năm châu kém bạn, thua eng,
Nói tới sai cại xeng cại đỏ !

Như bầy tui đây nông dưn nông cỏ,
Thiết nghĩ lui, trôốc nhỏ chưn to.
Mấy ôông hoọc hành hay ho,
Mừn chi được lợi, giúp cho dân miềng ?

Nói luyên thuyên mười voi khung đọi nác xáo,
Tui hỏi ra mấy ông nói tui ngạo chơ chi !
Thiệt ra nỏ đám phân bì
Tây phương họ giỏi từ khi miềng đần !

Trưa hung rồi răng eng còn ngồi hút thuốc,
Lo chi răng, e mệt trung người?
E chi chút, eng thả bụng đi chơi,
Tới nơi chổ lầu cao, phố đẹp ?

TRƯA

Trưa hung rồi, đàng cây hung, eng khung mang dép ?
Sương triêng về mái thấp cúi còng lưng !
Mộng mơ chi đôi chân bước lừng chừng
E say nắng lâng lâng bơ quên dép ?

Trưa hung rồi một bóng trời thiệt đẹp,
Tròn mát khôông, triêng nhẹ mược xa gần.
Vinh chưa có nhưng khổ thân từng trãi,
Rồi cũng quên buổi vai nặng chân trần.

Trưa hung rồi mấy chổ tạm nghĩ chân,
Ngồi suy tính e mai tê thả trấp,
Một trêng vai và cuộc đời tấp nập
Qua chuyến đò để nhẹ bước chao chân!

 Ui chao xe phố nhiều còi,
Giựt chắc mấy bựa thôi rồi cũng quen !
Nhớ tiếng gà cáy quê miềng,
Cả đêm trằn trọc nỗi niềm lo toan.

Ui chao thành phố nhiều đàng,
Xe người xuôi ngược hoang mang đi về.
Nhớ hoài đồng roọng làng quê,
Gió trời lồng lộng bờ đê bợc rào !

 TRỮA PHỐ


Ui chao phố lắm nhà cao,
Rứa mà cũng có biết bao người nghèo.
Chợ khuya ăn uống eo sèo,
Người rao vé số thức theo đêm nhàu !

Trữa phố dòm chộ người đau,
Chưn bai chen chúc mặt cau có buồn !
Nhà thương nhà khó ít chờng,
Bơ hai người lạ phãi; "thương nhau cùng"

Trữa phố bui dữ, buồn hung!
Hở chi mất nấy chự trung chự ngoài !
Cướp trộm ngay bựa chộ hoài,
Đều nhưng phẩy chịu họa tai rập rình.

Trữa phố diều đứa hoọc sinh,
Ở xa tới trọ mừn thinh cả ngày !
Ở phố có lắm điều hay,
Cũng là cõi tạm đời này đó thôi !

Một hôm trữa phố về ngồi,
Mây trời áo trắng bồi hồi niềm thương,
Mạ,cha,quê cộ, roọng vườn..
Mỗi người chỉ một quê hương riêng miềng!

Rỗng không một buổi sớm mai;
Tựa vai hiên vắng thở dài buồn tênh.
Tiếng gà gọi giữa lênh đênh,
Thản nhiên lưng đá , chênh vênh ngang đồi...

MỘT SỚM


Rỗng không thấy bóng mình trôi,
Nhẹ như cánh lá lưng trời phiêu du.
Rỗng không gọi giữa mây mù;
Bóng thôi lạc mất nắng thu lên rồi !

Bóng về ngồi giữa trần đời
Rỗng không nhẩm lại mấy lời xưa qua,
Bóng ngồi nhỏ lại trước nhà,
Rỗng không nhìn bóng, mưa nhòa trước sân.
Người về nhỏ lại bên hiên,
Ngồi im nghe mãi "lời thiên thu * " buồn!
Người về thăm lại cội nguồn,
Hoang vu nấm mộ đá mòn cỏ rêu !

NGƯỜI VỀ


Người về làm bóng liêu xiêu,
Nghe trong trời muộn mấy điều đã xa.
"Về ngồi yên dưới mái nhà * "
Lặng im nghe tiếng sông xa cạn lời !

Người về lặng giữa rong chơi,
Nghe tin sông núi mấy lời nghìn xưa !
Đêm soi mấy ánh sao thưa,
Bâng khuâng trời rộng trăng vừa ngã nghiêng.

Người ngồi nhỏ lại bên hiên,
Thầm nghe ai hát khúc miên man buồn.
Người về kể chuyện ngọn nguồn ;
Ngày sông đến núi ở luôn chưa về !
Đi dọc đất nước cong cong hình chữ S này có lẽ đi qua khúc ruột miền trung quê hương tôi là cảm động nhất.  Dọc theo con đường quốc lộ ngắn ngủi nhìn những cảnh vật xung quanh đã nói lên nơi đây là nơi ác liệt nhất của một thời bom đạn. 21 năm kháng chiến trường kì, quê hương tôi đã phải gánh chịu trên vai một nỗi đau vô cùng lớn, nỗi đau chia cắt biền biệt hơn hai thế kỷ.

ĐẤT MẸ NƠI YÊN NGHĨ VĨNH HẰNG


Một quảng thời gian từ năm 1954 đến năm 1975, cầu Hiền Lương, sông Bến Hải là ranh giới chia cắt 2 miền nam bắc. Hơn 20 năm một nỗi đau và hơn 20 năm đó, những giọt máu vẫn chảy, những anh hùng mãi mãi ra đi vì lý tưởng của dân tộc. Các anh đã chọn nơi đây là nơi hy sinh và các anh đã về với đất mẹ lúc mà tương lai đang rộng mở. Trong số hàng ngàn hàng vạn chiến sĩ của ta ra chiến trường, thì không phải ai cũng được lành lặn trở về, những nỗi đau về tinh thần và thể xác đã đeo đuổi với họ đến suốt cuộc đời.

Một số gia đình có hơn 9 người con đều ra mặt trận và rồi lúc trở về chỉ là “ 9 tờ giấy báo tử”. Các anh đã hy sinh để lấy lại bình yên cho tổ quốc. Những người mẹ không tin rằng con mình đã mất, tổ quốc này khắc mãi tên anh. Máu của các anh đã tô thắm đỏ màu cờ, thân thể các anh đã hòa chung vào đất mẹ và nuôi lớn những mầm non cho đất nước.

ĐẤT MẸ NƠI YÊN NGHĨ VĨNH HẰNG


ANH LÀ BẤT TỬ

Anh ra đi mang tình yêu tổ quốc
Ra chiến trường vì nghĩa xả thân
Anh ra đi khi đàn em gọi bú
Bảo vệ yên bình giấc ngủ trẻ thơ
Mẹ ngóng anh đến tuổi sương mờ
Lòng nghẹn ngào tim gan thắt lại
Anh ra đi lòng không ái ngại
Sống hay còn, đem lại bình yên
Tên anh khắc triệu tim người Việt
Là anh hùng “ vì nghĩa hiến thân”.
Khi sinh ra anh là người tên tuổi
Mất đi rồi một nấm mộ vô danh
Tổ quốc ơi mãi mãi song hành
Tìm tên tuổi các anh hùng ngày ấy
Tìm tìm tìm rồi cũng sẽ thấy
Vinh danh anh người con “bất tử”
Sẽ đau thương khi nhìn vào quá khứ
Nhưng tự hào khi nhìn lại chiến công
Đất mẹ ơi ôm anh vào lòng
Chở che cho những trái tim hồng Việt Nam.

Quảng trị có lẽ là một mảnh đất của những nghĩa trang, ai một lần ghé thăm nghĩa trang quốc gia Đường 9 và nghĩa trang Trường Sơn hay những nghĩa trang khác  có lẽ không tránh khỏi nghẹn lòng và cầm được nước mắt. Những người con Việt Nam từ 65 tỉnh thành đã phải mãi mãi yên nghĩ nơi đây, những nấm mộ gắn liền với những chiến công vang dội. Có lẽ điều đó đã chứng minh được rằng quê hương tôi là một mảnh đất lũy thép với những con người quả cảm.

ĐẤT MẸ NƠI YÊN NGHĨ VĨNH HẰNG


“Bát ngát Trường Sơn hồn liệt sĩ
Dạt dào Đông Hải khí anh linh
Ba hồi chiêu mộ rung tâm trí
Muôn dặm non sông nặng nghĩa tình”.

Một nén hương thơm cho các anh, một phút tưởng niệm về quá khứ và những giọt nước mắt đồng cảm. Nghiêng đầu kính cẩn trước vong linh các anh.!
Gia đình tôi cũng có trên 10 liệt sĩ, đó là cụ cố và những anh em của cụ. Một số người trong đó cũng mãi mãi ra đi mà không tìm thấy được hài cốt, thân thể của cụ mãi mãi chôn vùi cũng năm tháng, có lẽ đó là nghị lực và cảm hứng cho tôi viết nên bài viết này. Không hoa mỹ nhưng có lẽ những người có người thân là anh hùng liệt sĩ như tôi cũng đồng cảm cho một tâm trạng này. Nơi đâu đó trên khắp lãnh thổ đất nước tôi vẫn còn đó những nầm mộ, những thi hài các anh hùng liệt sĩ chưa được tìm thấy, những nỗi đau và nỗi nhớ vẫn còn đó theo năm tháng.
ĐẤT MẸ NƠI YÊN NGHĨ VĨNH HẰNG


Quảng trị không nổi tiếng với những thắng cảnh nhưng lại là nơi mà du khách thực phương nán lại, hồi tưởng lại và ngẫm nghĩ về quá khứ của đất nước này, mảnh đất này. Một mảnh đất bị chiến tranh tàn phá nặng nề, năm xưa một con người quê tôi phải gánh chịu trên mình hơn 5 tấn bom đạn và đó là quá khứ. Mảnh đất quê tôi nay đã khác trước, những con người năm xưa đã làm nên những trận đánh lẫy lừng như “Đường 9- Khe Sanh, Ba Lòng-Ái Tử, Thành Cổ…” nay trở về với hòa bình thì lại là những người nông dân chân chất, những giám đốc tài ba hay những giáo sư lỗi lạc.. mỗi người mỗi lĩnh vực khác nhau nhưng: khi mà ngồi lại với nhau và nói lại quá khứ, có lẽ ai cũng hào hứng và khoe cho nhau những tấm hình còn sót lại theo thời gian. Những tấm hình có lẽ đã phai nhạt, đã không thấy rỏ hình ảnh nhưng có một điều duy nhất mà tôi biết là: chiến công đó, tên tuổi đó mãi mãi sẽ trường tồn với năm tháng.

Mảnh đất Quảng Trị sẽ mãi mãi chở che cho các anh, con người Quảng Trị sẽ mãi chăm sóc những nấm mồ cho các anh. Có lẽ các anh mất đi là sự mất mát to lớn cho gia đình và tổ quốc nhưng lẽ đời là vậy. Sự hy sinh đó đã đổi lại được sự bình yên cho tổ quốc, cảm ơn các anh và cảm ơn những người mẹ đã sinh ra anh. Tri ân những anh hùng liệt sĩ.

Quê hương tôi nằm ở khúc ruột miền trung, nơi cất lên câu hát hò khoan, chèo cạn.. nơi đó với mỗi tên đất tên làng gắn theo đó là những chiến công oai hùng của lịch sữ. Quảng Trị quê hương tôi! Một thời máu lữa trùm lên mãnh đất này, một miền quê đầy nắng và cái nóng nực của gió Lào. Đó là nơi tôi sinh ra và lớn lên.

QUẢNG TRỊ QUÊ HƯƠNG TÔI


 Chưa có một mảnh đất nào như quê tôi, nơi mà khi nhắc đến thì ai cũng phải khâm phục ý chí và nghị lực của con người nơi đây. Một miền quê tuy nghèo nhưng giàu truyền thống yêu nước thương nòi. Những con người quê tôi cần cù làm lũ cần để mà bươn chải trên cái đường đời gian khó đầy những chông gai để tồn tại và phát triển.

Tôi rất tự hào vì mình được sinh ra và lớn lên trên mãnh đất Quảng Trị anh hung, thật tự hào thay khi nơi đây là một mảnh đất kiên cường của quá khứ và năng động trong tương lai. Năm xưa quê tôi là mảnh đất nghèo khó, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề vậy nên khó khăn chồng chất khó khăn. Những địa danh như “ Khe Sanh, Đường Chín, Thạch Hãn, Thành Cổ…” khi nhắc đến thì quân thù phải run sợ. đó là niềm tự hào của quê hương tôi. Ngoài ra đây cũng là nơi máu xương của các anh hùng liệt sĩ đổ xuống nhiều nhất, nơi có hàng chục ngàn linh cửu của các anh mãi mãi yên nghĩ nơi này. Có rất nhiều người hỏi tôi răng “ đặc sản quê bạn là gì” tôi cũng cười và đáp rằng “ là boom đạn”, có người lại hỏi tôi rằng vậy cảnh đẹp quê bạn có những đâu thì tôi vẫn cười và nói rằng “ là nghĩa trang liệt sĩ” . Mà chắc quê miềng không có gì đẹp hơn những nơi đó, chính các anh đã mang lại cuộc sống thanh bình cho quê hương miềng như ngày hôm nay. Các anh đã mang lại mùa xuân cho nơi này, và chính các anh đã đưa đất nước nam bắc sum họp một nhà, và cũng chính các anh đã vẽ nên trang sử hào hùng cho quê hương tổ quốc.

QUẢNG TRỊ QUÊ HƯƠNG TÔI

Hôm nay tôi được sinh sống trong thời bình, lúc mà quê hương đang trên đà phát triển. Quảng Trị quê hương tôi nay đã khác rồi, nhà máy mộc lên, đường sá được nhựa hóa, bê tông hóa phẳng lì, những đồi hoang nay đã biến thành những đồn điền cao su, café xanh tốt, quê hương tôi đang hiện ra với một vẽ mặt khác. Những ngôi nhà mái đỏ, trường học được khang trang hơn, những cô tú cậu tú được cắp sách đến trường với những cơ sỡ vật chất hiện đại, đó là may mắn của chúng tôi.


QUẢNG TRỊ QUÊ HƯƠNG TÔI

Quê miềng hai tiếng thân thương

Đi xa thì nhớ vẫn vương thì về

Xa quê lòng mãi ê chề

Nhớ cha nhớ mẹ bộn bề lo toan

Xuân sang hoa gạo phải tàn

Mùa đông rét buốt thương đàn em thơ

Mẹ ơi con ngóng từng giờ

Về quê miềng với nỗi niềm xót xa

Thăm qua Thạch Hãn , Đông Hà

Ghé vô Thành Cổ mặn mà tình quê

Nghĩa trang liệt sĩ liền kề

Ghé thăm thắp nén nhang về các anh

Nhớ vô đường Chín Khe sanh

Địa danh chấn động vinh danh muôn đời

Vĩnh Linh quê mẹ tôi ơi

Bao trang sử chói đời đời khắc ghi

Nhớ ôi lớp học mùa thi

Thầy cô tận tụy chỉ vì ngày mai

Hôm nay đất lạ dong dài

Đời con nhớ mãi một thời ầu ơ

Mẹ ôm con đứng ở cột cờ

Nhìn qua bên đó ngóng chờ người thân

Đất nước đang phải đấu tranh

Hòa bình lập lại xa gần bên nhau

Mẹ ơi con thấy đoàn tàu

Từ nam ra bắc một màu hoa tươi

Ôm con mẹ nở nụ cười

Kìa cha con đó một người chiến binh

Anh em hàng xóm Gio Linh

Cồn Tiên, Dốc Miếu “chiếu in sử vàng”

Đi vô đất thánh La Vang

Kim Long với những tên làng riệu bia

Nhớ thời đất nước phân chia

Vĩnh Mốc, Cồn Cỏ địa danh anh hùng

Biển Đông một cõi mê cung

Làm nên bãi tắm Cữa Tùng xinh tươi

Tha phương đất lạ xứ người

Đời cho nắng ấm nụ cười ngày mai

Hiền Lương sừng sững tượng đài

Đò xuôi Thạch Hãn vang bài dân ca

Quê tôi một dãi sơn hà

Đồng quê bát ngát những là lúa chiêm

Cờ soi biểu tượng búa liềm

Tình trao gắn kết những miền quê xa

Khe Sanh Lao Bảo quê nhà

Là nơi giới tuyến quân ta giữ gìn

Triệu Phong rất đỗi chân tình

Là nơi vựa lúa vươn mình đón mưa

Nhớ sao kỉ niệm ngày xưa

Thời còn thơ bé vẫn chưa nhạt nhòa

Lỗi con mẹ đánh khóc òa

Bà thương ôm cháu đầu xoa “ tội hè”

Quê tôi xanh ngát hàng tre

Gió Lào khô rát tiếng ve rộn ràng

Ghé vô Đường 9 nghĩa trang

Nghiêng đầu kính cẩn thắp nhang gửi về

Đi xa thấy nhớ miền quê

Cao su, đồng lúa sum suê vườn cà( café )

Đi sâu tới nẻo quê xa

Đa Krông – Hướng Hóa những là rừng cây

Quê hương bóng mẹ hao gầy

Đồng sâu, đồng cạn cho đầy bát cơm

Ông tôi sớm tối cầm nơm

Ao đầm lặn lội bữa cơm sum vầy

Sân ga vắng bống từ đây

Miền nam nhớ mẹ đông đầy tình con

Trong ni con nhớ mõi mòn

Đàn em thơ bé có còn nhớ không

Quê hương khắc ở trong lòng

Dù xa cách trở vẫn nồng đượm thay

Đi xa phiêu bạt những ngày

Quê hương là mẹ chớ đừng nên quên.

QUẢNG TRỊ QUÊ HƯƠNG TÔI


Hai tiếng quê hương sao mà da diết thế, ơn nặng nghĩa sâu muôn đời vẫn mang nợ, có lẽ cuộc đời này được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Quảng Trị anh hùng là một sự hãnh diện cho tôi, tôi luôn tự hào là một người con của Quảng Trị và mãi mãi như thế. Hôm nay đây khi lưu lạc nơi đất lạ xứ người, sự thật là tình yêu và nỗi nhớ quê hương mình trong tôi đang rực cháy,nó như thôi thúc và luôn nhắc nhở tôi rằng: Hảy về với Quảng Trị.


Hạnh phúc cuộc đời nằm ở trong tôi

Tình yêu bè bạn từ hồi bé thơ

Trẻ con cho đến bây giờ

Tình cha nghĩa mẹ chẳng rời bước chân

Hôm nay khắp nẻo xa gần

Xa nhà khắc khoải những lần gặp nhau

Quê hương phát triển mạnh giàu

Tình ta thấm đậm nghĩa tình thiên thu


Quê hương mình có lẽ là một miền quê nghèo nhưng không phải là một miền quê không thể làm giàu, với những con người kiên cường và giàu ý chí như thế có lẽ ai ai cũng có thể làm giàu trên chính quê hương mình, bằng đôi bàn tay của mình. Một mai kia về với Quảng Trị có lẽ điều mà tôi muốn làm nhất là tìm ra được phương pháp làm giàu trên chính quê hương mình để cho người dân bớt khổ, con cháu được cơm no áo ấm và học hành chu đáo. Một ước mơ nhỏ nhoi nhưng chắc là cần sự giúp sức của cả cộng đồng cùng hành động. Một mai kia Quảng Trị sẽ đi lên, sẽ phát triển như những vùng miền khác, hảy tin vào điều đó.


Mọi người dân Quảng Trị trên khắp mọi miền tổ quốc mà nhất là thế hệ trẻ hảy sát vai cầm tay nhau và hâm nống lên cái tình đồng hương, cùng nhau góp chút sức mọn của mình hướng về dựng xây quê hương ngày càng giàu đẹp.