Thursday, December 3, 2015

Chiếc Airbus của Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam vút kẹng lên bầu trời Nam Việt, lướt đi trữa mây xeng, mây vàng, mây trắng, đưa bà con tui gồm 7 người về Quảng Trị. Đây là lần đầu tui với eng tui về lại cố hương. Tui rời Quảng Trị năm nửa tuổi, nên chi khôông thể tự miềng về quê cộ, vì lẽ có về, cũng khôông biết mặt ai mà cũng khung ai biết mặt miềng. Rứa rồi bơ răng?


Đàng về quê mạ

Sau mấy lần chao kẹng vèng vèng, máy bay đáp kẹng; sân bay Phú Bài đã nằm chài bài đón bước chinh tui. Một eng người Gio Linh đã đứng ngước sặn với chiếc xe 7 chỗ, mẹng cười tươi in thể gặp người quen cộ, đưa bà con tui về Triệu Phong. Côi xe, eng hỏi chuyện Bình Tuy. Eng nói chầu nớ đói quái, eng cũng vô Bình Tuy ở mấy năm chơ rờ, mần rừng, đút than, mần rậy rồi bơ quèng về lại Quảng Trị, vì lộ mô cũng cực in chắc. Tui hỏi: “Rứa eng sinh năm mấy hè?”. Eng nói eng sinh năm 71. Ui cha, rứa đồng tuổi tui. Tui hỏi ở Quảng Trị chừ họ cù kêu “eng” khôông, eng nói: “Họ nghe thì hiểu chơ khung ai xưng hô rứa nữa”.

Trời bắt đầu chạng vạng, mà đàng từ Huế về Hải Lăng đang bá, sửa, gồ ghề, dằn xóc, bụi bay mịt mù. Dòm kỳ mặt đàng mà in kỳ cùn dài bá khu hồi năm bảy mấy tám mươi đạ dữ. Eng tài xế hỏi “chừ răng, về làng luôn ê là ghé mô ăn kỳ đã”? Cha tui nói chừ ăn quán hi kỳ đã chơ để người ta nấu náng chi phiền. Rứa bơ cả đoàn mì dừng nơi Hải Lăng đẩn mỗi người một đọi cháo bột Hải Lăng, một đặc sản mà ai ở Sài Gòn muốn mở quán Quảng Trị thì khung thể thiếu món nớ. Cháo bột còn kêu là cháo vạc chờng.

Khi quán bơng ra 8 đọi cháo đại chang, với thêm mấy dịa ớt bằm bun chùn chùn, mụ vợ tui chộ bơ trợn troòng, tới khi chộ tui múc cả muỗng ớt bỏ vô kỳ đọi bơ mụ a càng xeng mặt. Ui chao, ăn xong đọi cháo bơ ọ kèn.

Đương ăn cháo bột thì trời lắc rắc mưa. Eng tài xế nói: “Bà con miềng về ri là đẹp trời tê. Bữa giờ nắng chảy mỡ, may nhờ bão số 1 hắn dịu đi”. Eng tài người Gio Linh, khi tê người xứ nớ nói “dờ trời”, “lụt bạo” nhưng chừ eng nói “nhờ bão”, “bữa giờ”, “chảy mỡ”... là vì người Quảng Trị chừ đã bỏ lần phương ngữ để nói tiếng phổ thông. Bợi rứa, nhiều khi lên mấy trang tiếng Quảng Trị, chộ bà con cại chắc đọa, cũng vì kỳ tiếng quê miềng đã bị “phổ thông hóa” hơi nhiều, mất gốc ngay tại quê nhà.

Côi đàng về làng, tui nghe điện thoại: “Cháu là thằng Long đây, chú tới mô rồi?”. “Tau cù biết mô lại mô mô. Nghe nói gần tới cầu Mỹ Phước rồi tê”. “Rứa chú rẽ phải, tới kỳ trường tiểu học Triệu Giang bơ cháu đứng đón đó”. “Trẹ tay mặt chơ rẽ phải chi hè”? “Ha ha ha. Chú cứ đùa”. Mưa nặng hột hung, nhưng thằng Long đã mang áo mưa chờ sặn trữa đàng. Con đàng chính của xã khôông rảy nhựa mà tráng xi măng màu trắng sáng, dòm sạch sẹ.

Long đắc cả nhà tui vô nhà chú Bình. Ở đó, cả nhà eng Kiều, eng Bình, chị Dinh đã chờ sặn, niềm bui tràn lên côi mắt. “Ui chao ui, chú Cách còn khỏe dữ ri hè”. Rứa bơ mấy bà con trạo chuyện tới khuya. Mấy đứa con eng Bình mê kỳ máy chụp hình, tui chụp xong cho coi lại bơ khoái hung, 3 đứa đeo hi 2 kỳ nạng cẳng tui. Cha tui vẹ bày béng cộ lên bàn thờ bác Sum. Tui dòm ảnh bác nhuốm bụi thời gian. Trung khung hình, bác tui mẹng méo tới cằm. Chiến tranh, mấy ai còn lèng lặn? Mùi khói dang tỏa ra ấm áp. Chị Oanh dòm chị tui, ngờ ngợ: “Mi phải cùn Hiền đây khôông?”. “Dạ. Tui đây”. “Ui chao ui, rứa mi đây à”, chị Oanh hỏi rứa bơ ôm chị tui khóóc. Thời nhỏ, hai chị có họọc chung, rồi bơ đạn bom, ly tán, côi bốn chục năm chừ mì gặp lại. Cả buổi nớ, chị Oanh cứ ôm bai chị tui, nác mắt chạy queng tròòng.

Túi, eng Bình giăng mùng kêu đi ngủ, có chi ngày còn dài. Ai cũng cheng veng: “Rứa răng khung đắc xe vô? Răng khung khóa cựa?”. Cả eng Bình, eng Kiều đều cười khặc khặc: “Ở đây cù phải in Sài Gòn mô mà”. Ui chao ui, quê miềng hay hè? Cả đêm tui cứ sợ trộm, chớc ngủ chập chờn. Nhưng đúng như eng Kiều nói, sáng mơi ra, chiếc xe tay ga vẫn nằm yên bình, hiên ngang trữa cươi.
Ngọc Hồ (Còn tiếp)
FB: https://www.facebook.com/chutuidoaroi
Danh mục:

0 comments:

Post a Comment