Wednesday, December 16, 2015

Quê miềng hai tiếng thân thương
Đi xa thì nhớ vẫn vương thì về
Xa quê lòng mãi ê chề
Nhớ cha nhớ mẹ bộn bề lo toan

QUẢNG TRỊ QUÊ HƯƠNG TÔI


Xuân sang hoa gạo phải tàn
Mùa đông rét buốt thương đàn em thơ
Mẹ ơi con ngóng từng giờ
Về quê miềng với nỗi niềm xót xa

Thăm qua Thạch Hãn , Đông Hà
Ghé vô Thành Cổ mặn mà tình quê
Nghĩa trang liệt sĩ liền kề
Ghé thăm thắp nén nhang về các anh

Nhớ vô đường Chín Khe sanh
Địa danh chấn động vinh danh muôn đời
Vĩnh Linh quê mẹ tôi ơi
Bao trang sử chói đời đời khắc ghi

Nhớ ôi lớp học mùa thi
Thầy cô tận tụy chỉ vì ngày mai
Hôm nay đất lạ dong dài
Đời con nhớ mãi một thời ầu ơ

Mẹ ôm con đứng ở cột cờ
Nhìn qua bên đó ngóng chờ người thân
Đất nước đang phải đấu tranh
Hòa bình lập lại xa gần bên nhau

Mẹ ơi con thấy đoàn tàu
Từ nam ra bắc một màu hoa tươi
Ôm con mẹ nở nụ cười
Kìa cha con đó một người chiến binh

Anh em hàng xóm Gio Linh
Cồn Tiên, Dốc Miếu “chiếu in sử vàng”
Đi vô đất thánh La Vang
Kim Long với những tên làng riệu bia

Nhớ thời đất nước phân chia
Vĩnh Mốc, Cồn Cỏ địa danh anh hùng
Biển Đông một cõi mê cung
Làm nên bãi tắm Cữa Tùng xinh tươi

Tha phương đất lạ xứ người
Đời cho nắng ấm nụ cười ngày mai
Hiền Lương sừng sững tượng đài
Đò xuôi Thạch Hãn vang bài dân ca

Quê tôi một dãi sơn hà
Đồng quê bát ngát những là lúa chiêm
Cờ soi biểu tượng búa liềm
Tình trao gắn kết những miền quê xa

Khe Sanh Lao Bảo quê nhà
Là nơi giới tuyến quân ta giữ gìn
Triệu Phong rất đỗi chân tình
Là nơi vựa lúa vươn mình đón mưa

Nhớ sao kỉ niệm ngày xưa
Thời còn thơ bé vẫn chưa nhạt nhòa
Lỗi con mẹ đánh khóc òa
Bà thương ôm cháu đầu xoa “ tội hè”

Quê tôi xanh ngát hàng tre
Gió Lào khô rát tiếng ve rộn ràng
Ghé vô Đường 9 nghĩa trang
Nghiêng đầu kính cẩn thắp nhang gửi về

Đi xa thấy nhớ miền quê
Cao su, đồng lúa sum suê vườn cà( café )
Đi sâu tới nẻo quê xa
Đa Krông – Hướng Hóa những là rừng cây

Quê hương bóng mẹ hao gầy
Đồng sâu, đồng cạn cho đầy bát cơm
Ông tôi sớm tối cầm nơm
Ao đầm lặn lội bữa cơm sum vầy

Sân ga vắng bống từ đây
Miền nam nhớ mẹ đông đầy tình con
Trong ni con nhớ mõi mòn
Đàn em thơ bé có còn nhớ không

Quê hương khắc ở trong lòng 
Dù xa cách trở vẫn nồng đượm thay
Đi xa phiêu bạt những ngày
Quê hương là mẹ chớ đừng nên quên.

Tác giả: Trần Đức Chung

Tuesday, December 8, 2015

Có mối tình đơm bông từ giếng Mội
Trung vạn ngày chị sương nác ê vai;
Có bầy em lấm lem dòm bắt tội
Đã nậy khun theo tiếng mạ thở dài…
THỜI GIAN VÔ TÌNH


Có một thời béc mắt chộ sắn khoai
Đa vàng ỏng, chinh trần đi vô rậy.
Côi độộng mối có người chưa kịp nậy
Ngồi nghe hơi heo may…

Thời gian vô tình in gió qua tay
Phủ bụi lên côi giọng cười troong vắt
Của ai tê sau ngày dài cuốc lật
Ghé bên khe vọọc ánh hoàng hôn
Rải xuống đàng thôn những nạng chinh quen thuộc…

Còn chự khôông eng, lại liềm, cán cuốc
Của trưa hè đứng bóng côi đồi tranh?
Lưa khôông em hụ trèng đợng mói hột
Cấy nốống cấm mạ hay đựng trước trọt
Túi trảy ra cươi ngồi… nhai bóng trăng thanh?

Khi miềng nhỏ cứ trôông ngày qua nhanh
Chừ luống tuổi cứ mong đêm thiệt chậm
Để nhớ một thời cày su cuốc bậm
Thời gian ơi, răng nỡ vô tình?

-Ngọc Hồ
 Khi neng cỏ đã theo về với đất
Mệ ngoại tui vẫn trệu trạo méng trù:
“Nói bờ hớ, lối mi còn nhò nhỏ
Tau đi mần, mi cứ dọi sau khu”.
MỆ NGOẠI TUI


Chín ba tuổi, mệ khôông còn khỏe nữa
Lê lưng còng, chốống cậy ngó vu vơ
Ra trước cươi, mệ lom khom nhổ nhổ:
“Răng cun ni để cỏ lút ri nờ?”

Đa nhăn loạn đồi mồi, tóc mây trắng
Mệ hay ngồi trước trọt nhớ xa xăm
Về con rào chừ khuất mô thẳng rẳng
Mấy chục năm trường chưa được về thăm.

“Tàu xe ngái mà người thì đau nhức
Chừ có ai sương vọng cũng chịu rồi
Tau ưng ở ngoài làng chơ phải
Cũng tại vì bom đạn, chao ôi…”

Mười năm trước, ôông râng còn mạnh mẹ
Cũng chín ba, bỗng khuất núi về trời
Từ bựa nớ mệ buồn, hay lặng lẹ
Ngồi nhai trù mà mắt ngó xa xôi…

Mỗi cấy tết cháu con về bên mệ
Được phây hôm lại tất tả lên đàng
Cuộc mưu sinh hắn vày cho bất đọa
Nhớ mệ nhiều nhưng cứ hẹn đông sang.

Mệ ơi mệ, gắng khỏe nhiều nghe mệ
Hè năm ni con nhích định chạy về
Chừ khun nậy cứ sèm in lối nớ
Mệ đi mô miềng dọi nấy thôi tề.

“Cấy thằng Nhỏ, mi cứ toàn nói trạng
Mi khung về, tau đi trước đó nghe”…
Ngọc Hồ
Sau chiến tranh, bà con chạy giặc lui về lại với làng cộ; người chạy vô Nam lui về, người chạy khung đặng bơ ở lại, gặp chắc tay bắt mặt mờng mà chộ hai cùn mắt người thì chảy nác, người thì chụi chụi, xoa xoa , xuýt xuýt đắc chắc vô dà cấy đã.
DỚ CHẦU MẦN HỢP TÁC XÃ
Bước lên côi trọt có cấy chờng tre, o An mời mấy ả tam ngồi uống méng nác chè đã, “chè ni tui gởi mua ngoài Vĩnh Linh vô đay, lá chọn, nác ngon mà thơm nữa”. O An bơng nác lên liền rót vô trung đọi mời. Đàng thì ngái, đi bộ từ trung Bến Đá ra tới dà chinh cẳng ai cũng rạ rời, loỏng trôốc cúi rồi! Ả Bảy đần một nghỉnh trỉnh máu cóc luôn, ả thở ra dư trâu cày trưa được mở dù.
Rứa là đặng mô mấy tháng, ngay mô ả tam cũng cùng chắc vác cuốc cày bừa ra roọng, đang mần bơ o An kêu to “Giải lao bà con hè”! Mấy người trung Nam mới về dòm chắc hỏi ả nớ ả nói chi rứa hè?

Có mấy người ở lại năm 72 họ thả cuốc họ ngồi. Ả Bảy hỏi: “Răng mần tê răng mà ả ngồi”? O Hai nói “ả tam khung nghe ả An hô giải lao rồi hà?”. Khi nớ ai cũng mờng, người thì chạy tìm nác, người tìm chổ khụt khút ngồi. Ả Bảy đưa hai máng tay thoa thoa nơi mấy chỗ bong mấy ngay trước chừ hắn chảy nác ra bơ nghe hắn tát tát, nác mắt ả tự diên chạy xuống tới mẹng.

“Hết giờ” - lại tiếng của o An vang lên. Mấy ả tam đứng dậy, mần ai ai cũng hoọc dọi chắc bơ đứng dậy mần tiếp.

Nắng tháng tám nám đa bưởi. Tới 11g30, o An lại kêu “hết giờ”, rứa là ai ai cũng hăng hái ra về. Dưng hai cấy chinh bước khung tới, ả Bảy nghị trung bụng miềng có đau chi mô mà tay chinh bủn rủn ri hè?

Về tới dà, con cái dọn cơm lên chờ sặn, có méng keng chắt chắt vị bắp rang bơ ả đần vô một chén bơ mắt mụi hắn sáng ra mà người chộ khỏe. Té ra do đói bụng a tề!

Đinh Giao Hữu
Chiều quê hương bầy rặt rặt vẽ vòng
Côi bia mộ phây cơn tìm chỗ đậu
Mụ gà mạ rù con bên hàng dậu
Bắp vô mùa, râu tẩm nắng hoàng hôn.

CHIỀU VỀ NƠI LÀNG CỘ

Đạp xe về thôn nữ lượn cô thôn
Đi lúc thúc côi đàng ôông trưởng họ
Vẳng tiếng hát Khánh Ly từ quán nọ
Tiếng xình xình ghe máy tự rào xa.

Tui - một người mỏi trốốc cúi bôn ba
Về làng cộ ngày hè khung khói súng
Ngó đồng xeng rập rờn theo gió lộng
Nghe trung lòng len dậy những bâng khuâng.

Chiều quê hương là chiều của êm đềm
Đã bỏ lại xa trưa hè đỏ lả...

-Ngọc Hồ 9/12/2015-


Thursday, December 3, 2015

Chiếc Airbus của Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam vút kẹng lên bầu trời Nam Việt, lướt đi trữa mây xeng, mây vàng, mây trắng, đưa bà con tui gồm 7 người về Quảng Trị. Đây là lần đầu tui với eng tui về lại cố hương. Tui rời Quảng Trị năm nửa tuổi, nên chi khôông thể tự miềng về quê cộ, vì lẽ có về, cũng khôông biết mặt ai mà cũng khung ai biết mặt miềng. Rứa rồi bơ răng?


Đàng về quê mạ

Sau mấy lần chao kẹng vèng vèng, máy bay đáp kẹng; sân bay Phú Bài đã nằm chài bài đón bước chinh tui. Một eng người Gio Linh đã đứng ngước sặn với chiếc xe 7 chỗ, mẹng cười tươi in thể gặp người quen cộ, đưa bà con tui về Triệu Phong. Côi xe, eng hỏi chuyện Bình Tuy. Eng nói chầu nớ đói quái, eng cũng vô Bình Tuy ở mấy năm chơ rờ, mần rừng, đút than, mần rậy rồi bơ quèng về lại Quảng Trị, vì lộ mô cũng cực in chắc. Tui hỏi: “Rứa eng sinh năm mấy hè?”. Eng nói eng sinh năm 71. Ui cha, rứa đồng tuổi tui. Tui hỏi ở Quảng Trị chừ họ cù kêu “eng” khôông, eng nói: “Họ nghe thì hiểu chơ khung ai xưng hô rứa nữa”.

Trời bắt đầu chạng vạng, mà đàng từ Huế về Hải Lăng đang bá, sửa, gồ ghề, dằn xóc, bụi bay mịt mù. Dòm kỳ mặt đàng mà in kỳ cùn dài bá khu hồi năm bảy mấy tám mươi đạ dữ. Eng tài xế hỏi “chừ răng, về làng luôn ê là ghé mô ăn kỳ đã”? Cha tui nói chừ ăn quán hi kỳ đã chơ để người ta nấu náng chi phiền. Rứa bơ cả đoàn mì dừng nơi Hải Lăng đẩn mỗi người một đọi cháo bột Hải Lăng, một đặc sản mà ai ở Sài Gòn muốn mở quán Quảng Trị thì khung thể thiếu món nớ. Cháo bột còn kêu là cháo vạc chờng.

Khi quán bơng ra 8 đọi cháo đại chang, với thêm mấy dịa ớt bằm bun chùn chùn, mụ vợ tui chộ bơ trợn troòng, tới khi chộ tui múc cả muỗng ớt bỏ vô kỳ đọi bơ mụ a càng xeng mặt. Ui chao, ăn xong đọi cháo bơ ọ kèn.

Đương ăn cháo bột thì trời lắc rắc mưa. Eng tài xế nói: “Bà con miềng về ri là đẹp trời tê. Bữa giờ nắng chảy mỡ, may nhờ bão số 1 hắn dịu đi”. Eng tài người Gio Linh, khi tê người xứ nớ nói “dờ trời”, “lụt bạo” nhưng chừ eng nói “nhờ bão”, “bữa giờ”, “chảy mỡ”... là vì người Quảng Trị chừ đã bỏ lần phương ngữ để nói tiếng phổ thông. Bợi rứa, nhiều khi lên mấy trang tiếng Quảng Trị, chộ bà con cại chắc đọa, cũng vì kỳ tiếng quê miềng đã bị “phổ thông hóa” hơi nhiều, mất gốc ngay tại quê nhà.

Côi đàng về làng, tui nghe điện thoại: “Cháu là thằng Long đây, chú tới mô rồi?”. “Tau cù biết mô lại mô mô. Nghe nói gần tới cầu Mỹ Phước rồi tê”. “Rứa chú rẽ phải, tới kỳ trường tiểu học Triệu Giang bơ cháu đứng đón đó”. “Trẹ tay mặt chơ rẽ phải chi hè”? “Ha ha ha. Chú cứ đùa”. Mưa nặng hột hung, nhưng thằng Long đã mang áo mưa chờ sặn trữa đàng. Con đàng chính của xã khôông rảy nhựa mà tráng xi măng màu trắng sáng, dòm sạch sẹ.

Long đắc cả nhà tui vô nhà chú Bình. Ở đó, cả nhà eng Kiều, eng Bình, chị Dinh đã chờ sặn, niềm bui tràn lên côi mắt. “Ui chao ui, chú Cách còn khỏe dữ ri hè”. Rứa bơ mấy bà con trạo chuyện tới khuya. Mấy đứa con eng Bình mê kỳ máy chụp hình, tui chụp xong cho coi lại bơ khoái hung, 3 đứa đeo hi 2 kỳ nạng cẳng tui. Cha tui vẹ bày béng cộ lên bàn thờ bác Sum. Tui dòm ảnh bác nhuốm bụi thời gian. Trung khung hình, bác tui mẹng méo tới cằm. Chiến tranh, mấy ai còn lèng lặn? Mùi khói dang tỏa ra ấm áp. Chị Oanh dòm chị tui, ngờ ngợ: “Mi phải cùn Hiền đây khôông?”. “Dạ. Tui đây”. “Ui chao ui, rứa mi đây à”, chị Oanh hỏi rứa bơ ôm chị tui khóóc. Thời nhỏ, hai chị có họọc chung, rồi bơ đạn bom, ly tán, côi bốn chục năm chừ mì gặp lại. Cả buổi nớ, chị Oanh cứ ôm bai chị tui, nác mắt chạy queng tròòng.

Túi, eng Bình giăng mùng kêu đi ngủ, có chi ngày còn dài. Ai cũng cheng veng: “Rứa răng khung đắc xe vô? Răng khung khóa cựa?”. Cả eng Bình, eng Kiều đều cười khặc khặc: “Ở đây cù phải in Sài Gòn mô mà”. Ui chao ui, quê miềng hay hè? Cả đêm tui cứ sợ trộm, chớc ngủ chập chờn. Nhưng đúng như eng Kiều nói, sáng mơi ra, chiếc xe tay ga vẫn nằm yên bình, hiên ngang trữa cươi.
Ngọc Hồ (Còn tiếp)
FB: https://www.facebook.com/chutuidoaroi