Saturday, December 8, 2018

Tới chừ, tui vẫn hay nằm mớ chộ kỵ. Là vì hồi nhỏ đói quái, cứ cheng veng “răng lâu rồi hung có đám kỵ”? Khung có kỵ thì hung có chi ăn.

Ngày thường, ăn hết sắn cổ, qua sắn lát, tới béng tu huýt, cũng toàn sắn hết, ớn hung, chừ nhắc lại còn nổi đa gà, ôốc ác. Có bựa đói quá bơ ngồi khới khoai sốống ăn ngon lèng tê.

Nhớ bựa kỵ mẩy hồi
 
Nên chi, có kỵ mới có cơm, có méng mợ, đồ xào, kỵ xong sạ mơi ra còn có xáo bần mà lua.

Mỗi bựa nhà ôông tui có kỵ, trung nhà lum um bui lắm. Khi nớ mấy mụ o, mụ dì lớp ngồi trữa cươi, lớp ngồi côi trọt, người thì lấy mủng bút nếp, người lấy trẹt ra xắt thịt lọọc, người thì lấy nốống cấm ra lau chén đọi úp lên, ui chao ui, tứng rừng rựng.

Nghe mấy mụ nớ trạo chuyện mới bui hung. Toàn chuyện “cùn du ôông Kình mẹng mồm bui bẻ”, “du ôông Tạo hấn hộn hào dữ lắm”. Mệ tui trệu trạo méng trù, nói ri: “Gia do hi kì thằng nớ hết, hấn đọọc đàng cho cùn mệ cấy hấn hộn tê”.

Tui hồi nhỏ hay ô ngai, mau trẽn, bơ cứ lịt lịt núp dòm vô, nghe trạo chuyện. Tới khi nghe mùi mợ hấn bảy bảy bơ nác méng nác mồng sếu sáo, hóóng mỏ chờ người nậy đắc vô ăn kỵ.

…Đời người hấn oái oăm. Khi có tiền rồi thì bơ khung chộ sèm chi hết. Rứa mà khung biết cách răng, lâu lâu cứ nằm chộ đám kỵ tê. Lạ kỳ đời rứa.

-Ngọc Hồ-

Thursday, December 8, 2016

Khi lên TP.HCM họọc, tui ở chung phòng với một thằng Quảng Ngãi, tên Ngàn. Lạo nớ lần đầu rời quê, bơ mỗi lần nghe tui nói, lạo chởng tai. Ở được nửa năm thì lạo quen giọng, nói chi lạo cũng hiểu. Lạo nói lạo có bằng C tiếng Quảng Trị rồi. Tui mới đắc hắn về quê nhởi (dởi).
Tiếng Quảng Trị

Khi nớ mạ tui trạo chuyện với dì tui, lạo ngồi nghe bơ trợn tròòng. Lạo hỏi họ nói chi mà k nghe được, k hiểu được. Tui mới giải thích cho lạo ri:

-Đ mạ, bựa chừ mi nghe giọng Quảng Trị, chớ có phải tiếng Quảng Trị mô nạ. Mi nghe tiếng phổ thông bằng giọng Quảng Trị, còn chừ họ nói tiếng Quảng Trị, mần răng mi nghe?

Tui mới vẹ lạo: tiếng Quảng Trị có nhiều từ địa phương. Đã rứa, khi phát âm, còn có trọng âm, theo hướng “nặng hóa”, “huyền hóa”. Ví dụ “đi mần” thì phát âm thành “đì mần” hoặc “đị mần”. Từ địa phương cộng với cách phát âm phức tạp nữa thì cợ in mi phải họọc qua khóa “listening comprehension” (nghe – hiểu).

Tui nói ví dụ ri: “Ôông mần chi đọ?”. “Cuộc rọọng chơ mần chíi?”. “Năm ni ằn Tết to khôông ôông?”. “To đách chi mà to? Lo bẹng tét chò luội mà cạp méng chò đẻo đo tê”.

Lạo nghe xong lạo ọ kèn, nói: “Dẫy, chéc tui mới được tới bèng A tiếng Quảng Trị?”.

Tê răng khôông?

Khi nớ, tui mì hỏi lạo có ưng họọc tiếng QT khôông, tau kèm cho. Bơ tui bẻ kì lẻ, khỏ khỏ, vẹ lạo từ kì bài họọc vỡ lòng, cả nói cả ngúc ngắc kì trốốc: “Nước, là nước Việt Nam. Nác, là nác uống”.

(P/S: Mới đây, kỷ niệm 20 năm ra trường, gặp lại lạo, lạo nói tiếng QT in gió. Hỏi, lạo cứ cười khịt khịt. Té ra, lạo cưới con mệ cấy người Hà Tĩnh, nói khó nghe còn quá cha tiếng QT nữa).

-Ngọc Hồ-
Kỳ chầu nớ, tui cợ mô 7- 8 tuổi tê mấy. Tui dọi eng tui đi rú chặt củi bích bổi, ăn sim ăn muồng. Mỗi lần đi là eng tam tui khoái bắt chim lắm thể. Trưa, nắng nóng cợ ri là chờ mấy người nậy chui vô trung côộc cơn queng tròn che lá nằm mà thở hì hôộc, vì mấy còn chó đi dọi cũng chui vô nằm dắm mắt le lại thở, thỉnh thoảng tru tru, rít rít lên từng cơn. Tụi tui thì uống nác mấy cũng khung ngạ.
Rú hồi nớ cơn cao, khôông phải dư chừ mô nở. Ôi chao là chim chóc mần ổ diều. Hồi nớ mà tụi tui đứa mô mà bắt được ổ bông lau, khướu, hay là chúc mào chi đó là ui chao là sướng lắm. Túi về dà ôm ổ chim mà ngủ a nở. Sớm mơi dậy thiệt sớm mắt dắm mắt mở đi bắt cào cào chò chim ăn mà sướng trung cầy bụng. Cũng dờ kỳ thiếu nác nớ mà eng tam tui hay được sai xéc bi đông xuống khe múc…
LÊN RÚ BẮT CU


Tui kể tới kỳ đoạn buổi trưa côi rú. Eng tam tui hồi nớ dà cực, bưa khôông có tiền mua vải bưa mặc chắc kỳ cùn đùi, ở trần cả ngày đứa mô đứa nấy đen thùi thui i rứa. Eng tui hỏi tui ri: “Mi cò đi bắt cu cườm ví tau khung Khanh”, tui nói “Có”. Tui đắc cun trâu đi dọi eng tui xuống đưới khe Roọng Họ. Mùa hạn nữa bưa nác vì bùn lộn kít trâu chập chõa chập chõa. Thỉnh thoảng trong mấy bụi me thầp thấp có mấy con chim cuồc cuốc ví chim chìa vôi đi ăn, chạy loạn i. Hồi nớ khe Roọng Họ có diều cơn mưng moọc loạn (sau ni tui mì biết, trung Nam họ kêu cơn mưng ni là cơn lộc vừng bưa họ tìm mua vì giá mấy triệu bạc/cơn. Tui nghị trung bụng: đồ ẻ nớ, Vĩnh Chấp tau loạn). Hắn cừ moọc thoai thoải, hắn xõa bóng xuống khe giúng in dừa trung Nam ni rứa. Mà có kỳ đặc biệt là con cu cườm hay chọn cơn mưng mần ổ. Cứ đứng đưới dòm lên côi chạng ba dò dỏ chộ chum rác đèn đen là hắn đọ. Hệ leo lên thò tay nơ ổ là chi rồi cũng khôông trớng thì là con tê nở.

Tùi dớ có lần ri: Tui ở đưới côộc, lưa eng tui thì leo lên bắt. Thường thì con cu mạ chộ động là bay mất. Lần ni eng tui leo lên thì êm. Đứng đưới mà tui run hè, chộ eng tui giúng con cào cào đen thui, vừa leo thoăn thắt vừa lầm bẩm hát bài ca Bình Trị Thiên. Cách răng đó mà hát cò mấy câu tê mấy, tùi nghe eng tui: “Ối chao ôi mạ ôi”. Tiếp sau là eng rớt từ côi đọt cơn xuống dưới khe “ùm” 1 cấy, ui chao nác lộn với bùn ví kìt trâu bắn tung tóe. Eng tui bùn lấp hết người, khoóc bù lu bù loa. Tui mì hỏi răng rứa eng? Té ra là coi dư khi eng tui lên gần tới ổ thì con cu mạ ngởng trôốc lên dòm bưa eng tui tưởng trôốc còn tắn, bưa eng tui hoảng.

Hehe… Gần 40 năm xa quê, về sau bưa mỗi lần mà nghe họ trả giá để mua cơn mưng mấy chục triệu là coi dư kỷ niệm tuổi thơ lên rú bắt cu của eng tam tui lại hiện về in dư mới hôm qua rứa.

-Nguyễn Khanh-

Saturday, October 22, 2016

Bãi biển Mỹ Thủy – điểm du lịch Quảng Trị. Trên chuyến hành trình tham quan Quảng Trị từ Bắc vào Nam, sau khi ghé thăm: Thành Cổ Quảng Trị, trường Bồ Đề, nhà thờ La Vang… đi qua miền đất nắng gió khắt nghiệt, bạn nên tìm đến những nơi nghĩ ngơi mát mẻ và thưởng thức những món ngon ở đây, bãi biển Mỹ Thủy là một trong những điểm đến lý tưởng cho bạn.

Bãi biển Mỹ Thủy


Bãi biển Mỹ Thủy có môi trường khá lý tưởng với bãi cát trắng dài, phẳng mịn và sạch, mang vẻ đẹp nguyên sơ duyên dáng. Nơi đây hàng năm vào mùa hè đã thu hút được lượng khách tắm biển khá đông.

Vị tí: Biển Mỹ Thủy thuộc xã Hải An, huyện Hải Lăng, Quảng Trị; cách thị trấn Hải Lăng 18km về phía Đông, cách TP Huế 50km về phía Đông Bắc.

Bãi tắm Mỹ thủy là điểm đến thú vị cho khách du lịch trong và ngoại tỉnh. Các nhà hàng luôn đón tiếp chu đáo nhiệt tình, phục vụ hải sản tươi sống ngon – giá cả phải chăng.

Bãi biển Mỹ Thủy

Đến với Mỹ Thủy bên thưởng thức hải sản ngon du khách còn được thưởng thức những món đặc sản quảng trị. Trên đoạn đường từ QL1A qua thị trấn hải lăng về Mỹ Thủy du khách có thể tìm thấy nhiều quán ngon, món đặc sản: cháo bột quảng trị, lòng sả, bánh lọc quảng trị ….

Tiềm năng phát triển của Mỹ Thủy đang từng ngày đi lên, lượng khách du lịch về đây ngày một tăng, đặc biệt là an ninh ổn định. Hiện nay nhà nước đang đầu tư xây dựng cảng biển lớn. Với vị thế đó Mỹ thủy sẽ có cơ hội lớn về phát triển du lịch. Trong thời gian không xa Mỹ Thủy sẽ trở thành cảng lớn ở quảng trị.
Đèo dài 19,8 km nối hai xã Hướng Phùng và Hướng Việt thuộc huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị uốn lượn quanh co, mây phủ trắng xóa.

Đèo Sa Mù 
Từ thị trấn Khe Sanh đi theo đường Hồ Chí Minh khoảng 35 km về hướng Quảng Bình sẽ đến chân đèo Sa Mù, đây là con đèo hiểm trở vào loại bậc nhất miền tây tỉnh Quảng Trị, cao gần 1.400m so với mặt nước biển giáp biên giới Việt Lào.

Đèo Sa Mù

Dù chỉ mới một giờ rưỡi trưa, nhưng sương mù đã giăng ngang trên những tán cây.

Đèo Sa Mù

Màu trắng dày đặc của sương mù bao phủ khung cảnh dù rằng mùa hè là thời điểm ít sương mù nhất.

Đèo Sa Mù

Mặc cho sương gió bão táp, cây vẫn vươn lên đứng một mình giữa sườn núi.

Đèo Sa Mù

Sương mù giăng phủ che khuất một phần tầm mắt trên con đường quanh co.

Đèo Sa Mù

Màu đỏ của đất, vàng xám của đường, xanh của cây và trắng xóa của sương mù.

Đèo Sa Mù

Một đoạn đường có lối đi khá nhỏ, bao bọc xung quanh là hai hàng cây mọc cao.

Đèo Sa Mù

Khung cảnh mờ ảo tạo cảm giác như lạc đến vùng đất huyền bí.

Đèo Sa Mù

Con đường vắng vẻ, rất ít xe chạy qua. Thỉnh thoảng mới xuất hiện một chiếc xe máy như thế này.

Đèo Sa Mù

Những cái cây trơ trọi lá vẫn đứng đó giữa làn sương trắng xóa.

Đèo Sa Mù

Gần cuối đèo mới thấy trời ửng nắng khi nhìn qua xã Hướng Việt, một góc quang cảnh hùng vĩ của dãy Trường Sơn hiện ra trong tầm mắt.

Đèo Sa Mù

Toàn cảnh chân đèo thuộc huyện Hướng Việt, con đường vẫn cứ kéo dài xa tít tắp.
Thăm Đường 9 huyền thoại – Nằm tắm nắng ở bãi biển Cửa Tùng (Quảng Trị), ngắm trời biển trong xanh, nhấm nháp ly cà phê đặc sản Đường 9 (thương hiệu từ thời Pháp thuộc), du khách có thể không biết mình đang ở rất gần những địa danh lịch sử nổi tiếng của đất nước.

Dày đặc dấu tích lịch sử

Là một con đường có vị trí quan trọng về mặt chiến lược đi từ Đông sang Tây vắt ngang 2 nước Việt – Lào nên Pháp bắt đầu xây dựng đường số 9 ngay từ những năm 30 của thế kỷ trước. Nơi đây từng được chọn làm nhiều cứ điểm quan trọng như căn cứ kháng chiến của phong trào Cần Vương do Vua Hàm Nghi lãnh đạo tại Tân Sở. Ngày nay ở địa phương vẫn còn những di tích lịch sử do quân khởi nghĩa Cần Vương để lại. Những năm 1930, thực dân Pháp đã xây dựng nhà tù Lao Bảo (Hướng Hóa, Quảng Trị) – nơi giam giữ những chiến sĩ yêu nước đấu tranh vì độc lập dân tộc. Ngày hôm nay, những bức tường rêu phong, hầm ngầm tra tấn giam giữ tù nhân vẫn còn là nhân chứng cho một giai đoạn đẫm máu giải phóng dân tộc.

Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo
Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo

Từ bãi biển trong xanh ở Cửa Tùng – nơi được coi là một trong những bãi biển tốt nhất của miền Trung – sau khi đã thưởng thức món bánh ướt đặc sản, du khách có thể qua thăm địa đạo Vĩnh Mốc nằm cách đó không xa. Địa đạo Vĩnh Mốc thuộc xã Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) là một công trình quân – dân sự. Nơi đây những năm chiến tranh (1966-1972) đã nuôi sống hàng trăm con người ăn ở sinh hoạt. Trong lòng địa đạo có nhiều căn hộ, phòng họp, nhà hộ sinh, kho gạo… Kết cấu địa đạo gồm 3 tầng: Tầng 1 sâu 12m dùng để sống, tầng 2 sâu 15m để chứa lương thực, vũ khí… tầng 3 sâu 23m dùng để tránh bom. Rất nhiều khách du lịch nước ngoài khi đến đây đã cúi đầu thán phục công trình này.

Sau đó khách có thể đến thăm Khu di tích trụ sở Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ở thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ. Nơi đây đã ra đời Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam vào tháng 6.1969.

Lần theo những chiến công

Từ Khu di tích trụ sở Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, du khách có thể thăm những địa danh nổi tiếng gắn liền với các trận đánh lịch sử như: Đông Hà, Đầu Mầu, Động Toàn, Làng Vây (trận đánh tăng đầu tiên của thiết giáp Việt Nam), căn cứ 241… và cuối cùng là Khe Sanh. Khe Sanh được lính Mỹ gọi là “Địa ngục trần gian” và là “Điện Biên Phủ thứ 2” của quân đội ta. Khe Sanh cao hơn mặt đất liền 400m và có khí hậu bình nguyên mát mẻ.

Hiện tại Khe Sanh đã trở thành 1 thị trấn nhỏ nhắn, xinh đẹp, với những khu phố mới tiện nghi và là nơi du lịch sinh thái lý tưởng để du khách đến thăm.

Hiện tại đường 9 huyền thoại đã trở thành một tuyến hành lang kinh tế Đông Tây dài 1.450km liên kết 4 nước: Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanmar. Tuyến du lịch ở đây thường bắt đầu từ những khu nghỉ mát ở biển như Cửa Việt, Cửa Tùng, qua thành cổ Quảng Trị, qua địa đạo Vĩnh Mốc, cầu Hiền Lương rồi lên thắp hương Nghĩa trang Trường Sơn. Tiếp đó du khách đi theo đường 9 qua những di tích lịch sử chiến tranh tới Khe Sanh, Lao Bảo. Con đường sau đó đi qua Lào rồi trải rộng cho tới tận Thái Lan.
Từ thành phố Đông Hà – trung tâm hành chính, thương mại tỉnh Quảng Trị, mất khoảng hơn 1 giờ chạy xe máy theo Quốc lộ 1A hướng ra phía Bắc rồi rẽ vào nhánh đường nhỏ xuống biển sẽ đến được địa đạo Vịnh Mốc.

Trong những năm tháng chống chiến tranh phá hoại, địa đạo Vịnh Mốc (nay thuộc thôn Vịnh Mốc, xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) được mệnh danh là vùng đất lửa vì từng là “tọa độ chết”, là mục tiêu hủy diệt của địch, máy bay rải bom trên không, pháo bắn từ hạm đội ngoài biển vào. Thế nhưng, chính từ nơi chiến trường ác liệt ấy, bằng sức người và ý chí “nhà nhà đào địa đạo”, “Địch càn, dừng đào; địch rút, tiếp tục đào”, nhân dân Vịnh Mốc đã làm nên một kỳ tích sống trong lòng đất. Địa đạo Vịnh Mốc đã chở che, bảo toàn mạng sống cho bao người dân.

Hệ thống địa đạo gồm có 3 tầng: tầng thứ nhất sâu 12 m, dùng để sinh sống, tầng thứ hai cách mặt đất 15 m, được dùng làm nơi cất giữ lương thực và vũ khí hay hội họp và tầng cuối cùng sâu 23 m được dùng để tránh bom. Toàn bộ hệ thống địa đạo Vịnh Mốc có 13 cửa thông ra ngoài, trong đó có 7 cửa thông ra biển, 6 cửa thông lên đồi, mỗi cửa hầm được coi như một lỗ thông hơi.

Kể từ sau ngày đất nước thống nhất, non sông liền một dải và sạch bóng quân thù, địa đạo Vịnh Mốc đã trở thành huyền thoại không chỉ về sức sống kỳ diệu và ý chí quả cảm của con người trong chiến tranh, mà còn là một công trình kiến trúc độc đáo, một danh thắng du lịch nổi tiếng.

Dù đã nghe nhiều về kỳ tích của địa đạo này, nhưng chỉ khi đến tận nơi, mắt thấy, tai nghe du khách sẽ không thể không thán phục. Địa đạo như hình ảnh thu nhỏ của một làng quê được xây dựng và kiến tạo dưới lòng đất ở độ sâu từ 10 – 23m có chiều dài hơn 1,7 km; hệ thống giao thông hào chằng chịt được hình thành trong lòng đất đỏ bazan. Càng vào sâu trong địa đạo, không khí càng thêm mát lạnh trái hẳn với không gian chật hẹp bởi lối đi nhỏ.

Thật ngưỡng mộ khi nhìn thấy những hầm tư lệnh, phòng nghỉ, giếng nước, trạm gác, nhà bếp, nhà vệ sinh và nhiều lỗ thông hơi được bố trí một cách hợp lý, khoa học… vẫn vẹn nguyên, lưu dấu xưa nằm sâu dưới lòng đất. Ngạc nhiên hơn cả khi được chứng kiến cảnh tái hiện sinh hoạt đời thường của người dân và thật sự xúc động khi bước vào ngăn hầm dùng làm bệnh xá, nhà hộ sinh – nơi 17 đứa trẻ đã cất tiếng khóc chào đời trong lửa đạn…

Có đến tận nơi tham quan, khám phá địa đạo mới hiểu được cuộc sống gian lao và lòng sắt đá trung kiên của quân và dân ta trong những năm tháng kháng chiến chống quân xâm lược, giành độc lập tự do cho non sông đất nước.

Địa đạo vịnh mốc cũng cho ta thấy rằng, không điều gì của quá khứ trong những năm tháng chiến đấu, hy sinh và gian khổ lại có thể dễ dàng bị lãng quên. Trong hành trình về với Vịnh Mốc hôm nay, du khách như có thể cảm nhận được hơi thở nóng của cuộc chiến năm xưa, qua đó thêm yêu mến quê hương kiên cường của dân tộc, Tổ quốc mình.

Hình ảnh địa đạo Vịnh Mốc
Địa đạo Vịnh Mốc

Địa đạo Vịnh Mốc

Địa đạo Vịnh Mốc

Địa đạo Vịnh Mốc

Địa đạo Vịnh Mốc

Địa đạo Vịnh Mốc

Địa đạo Vịnh Mốc

Địa đạo Vịnh Mốc

Địa đạo Vịnh Mốc

Địa đạo Vịnh Mốc