Saturday, October 22, 2016

Bãi biển Mỹ Thủy – điểm du lịch Quảng Trị. Trên chuyến hành trình tham quan Quảng Trị từ Bắc vào Nam, sau khi ghé thăm: Thành Cổ Quảng Trị, trường Bồ Đề, nhà thờ La Vang… đi qua miền đất nắng gió khắt nghiệt, bạn nên tìm đến những nơi nghĩ ngơi mát mẻ và thưởng thức những món ngon ở đây, bãi biển Mỹ Thủy là một trong những điểm đến lý tưởng cho bạn.

Bãi biển Mỹ Thủy


Bãi biển Mỹ Thủy có môi trường khá lý tưởng với bãi cát trắng dài, phẳng mịn và sạch, mang vẻ đẹp nguyên sơ duyên dáng. Nơi đây hàng năm vào mùa hè đã thu hút được lượng khách tắm biển khá đông.

Vị tí: Biển Mỹ Thủy thuộc xã Hải An, huyện Hải Lăng, Quảng Trị; cách thị trấn Hải Lăng 18km về phía Đông, cách TP Huế 50km về phía Đông Bắc.

Bãi tắm Mỹ thủy là điểm đến thú vị cho khách du lịch trong và ngoại tỉnh. Các nhà hàng luôn đón tiếp chu đáo nhiệt tình, phục vụ hải sản tươi sống ngon – giá cả phải chăng.

Bãi biển Mỹ Thủy

Đến với Mỹ Thủy bên thưởng thức hải sản ngon du khách còn được thưởng thức những món đặc sản quảng trị. Trên đoạn đường từ QL1A qua thị trấn hải lăng về Mỹ Thủy du khách có thể tìm thấy nhiều quán ngon, món đặc sản: cháo bột quảng trị, lòng sả, bánh lọc quảng trị ….

Tiềm năng phát triển của Mỹ Thủy đang từng ngày đi lên, lượng khách du lịch về đây ngày một tăng, đặc biệt là an ninh ổn định. Hiện nay nhà nước đang đầu tư xây dựng cảng biển lớn. Với vị thế đó Mỹ thủy sẽ có cơ hội lớn về phát triển du lịch. Trong thời gian không xa Mỹ Thủy sẽ trở thành cảng lớn ở quảng trị.
Đèo dài 19,8 km nối hai xã Hướng Phùng và Hướng Việt thuộc huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị uốn lượn quanh co, mây phủ trắng xóa.

Đèo Sa Mù 
Từ thị trấn Khe Sanh đi theo đường Hồ Chí Minh khoảng 35 km về hướng Quảng Bình sẽ đến chân đèo Sa Mù, đây là con đèo hiểm trở vào loại bậc nhất miền tây tỉnh Quảng Trị, cao gần 1.400m so với mặt nước biển giáp biên giới Việt Lào.

Đèo Sa Mù

Dù chỉ mới một giờ rưỡi trưa, nhưng sương mù đã giăng ngang trên những tán cây.

Đèo Sa Mù

Màu trắng dày đặc của sương mù bao phủ khung cảnh dù rằng mùa hè là thời điểm ít sương mù nhất.

Đèo Sa Mù

Mặc cho sương gió bão táp, cây vẫn vươn lên đứng một mình giữa sườn núi.

Đèo Sa Mù

Sương mù giăng phủ che khuất một phần tầm mắt trên con đường quanh co.

Đèo Sa Mù

Màu đỏ của đất, vàng xám của đường, xanh của cây và trắng xóa của sương mù.

Đèo Sa Mù

Một đoạn đường có lối đi khá nhỏ, bao bọc xung quanh là hai hàng cây mọc cao.

Đèo Sa Mù

Khung cảnh mờ ảo tạo cảm giác như lạc đến vùng đất huyền bí.

Đèo Sa Mù

Con đường vắng vẻ, rất ít xe chạy qua. Thỉnh thoảng mới xuất hiện một chiếc xe máy như thế này.

Đèo Sa Mù

Những cái cây trơ trọi lá vẫn đứng đó giữa làn sương trắng xóa.

Đèo Sa Mù

Gần cuối đèo mới thấy trời ửng nắng khi nhìn qua xã Hướng Việt, một góc quang cảnh hùng vĩ của dãy Trường Sơn hiện ra trong tầm mắt.

Đèo Sa Mù

Toàn cảnh chân đèo thuộc huyện Hướng Việt, con đường vẫn cứ kéo dài xa tít tắp.
Thăm Đường 9 huyền thoại – Nằm tắm nắng ở bãi biển Cửa Tùng (Quảng Trị), ngắm trời biển trong xanh, nhấm nháp ly cà phê đặc sản Đường 9 (thương hiệu từ thời Pháp thuộc), du khách có thể không biết mình đang ở rất gần những địa danh lịch sử nổi tiếng của đất nước.

Dày đặc dấu tích lịch sử

Là một con đường có vị trí quan trọng về mặt chiến lược đi từ Đông sang Tây vắt ngang 2 nước Việt – Lào nên Pháp bắt đầu xây dựng đường số 9 ngay từ những năm 30 của thế kỷ trước. Nơi đây từng được chọn làm nhiều cứ điểm quan trọng như căn cứ kháng chiến của phong trào Cần Vương do Vua Hàm Nghi lãnh đạo tại Tân Sở. Ngày nay ở địa phương vẫn còn những di tích lịch sử do quân khởi nghĩa Cần Vương để lại. Những năm 1930, thực dân Pháp đã xây dựng nhà tù Lao Bảo (Hướng Hóa, Quảng Trị) – nơi giam giữ những chiến sĩ yêu nước đấu tranh vì độc lập dân tộc. Ngày hôm nay, những bức tường rêu phong, hầm ngầm tra tấn giam giữ tù nhân vẫn còn là nhân chứng cho một giai đoạn đẫm máu giải phóng dân tộc.

Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo
Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo

Từ bãi biển trong xanh ở Cửa Tùng – nơi được coi là một trong những bãi biển tốt nhất của miền Trung – sau khi đã thưởng thức món bánh ướt đặc sản, du khách có thể qua thăm địa đạo Vĩnh Mốc nằm cách đó không xa. Địa đạo Vĩnh Mốc thuộc xã Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) là một công trình quân – dân sự. Nơi đây những năm chiến tranh (1966-1972) đã nuôi sống hàng trăm con người ăn ở sinh hoạt. Trong lòng địa đạo có nhiều căn hộ, phòng họp, nhà hộ sinh, kho gạo… Kết cấu địa đạo gồm 3 tầng: Tầng 1 sâu 12m dùng để sống, tầng 2 sâu 15m để chứa lương thực, vũ khí… tầng 3 sâu 23m dùng để tránh bom. Rất nhiều khách du lịch nước ngoài khi đến đây đã cúi đầu thán phục công trình này.

Sau đó khách có thể đến thăm Khu di tích trụ sở Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ở thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ. Nơi đây đã ra đời Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam vào tháng 6.1969.

Lần theo những chiến công

Từ Khu di tích trụ sở Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, du khách có thể thăm những địa danh nổi tiếng gắn liền với các trận đánh lịch sử như: Đông Hà, Đầu Mầu, Động Toàn, Làng Vây (trận đánh tăng đầu tiên của thiết giáp Việt Nam), căn cứ 241… và cuối cùng là Khe Sanh. Khe Sanh được lính Mỹ gọi là “Địa ngục trần gian” và là “Điện Biên Phủ thứ 2” của quân đội ta. Khe Sanh cao hơn mặt đất liền 400m và có khí hậu bình nguyên mát mẻ.

Hiện tại Khe Sanh đã trở thành 1 thị trấn nhỏ nhắn, xinh đẹp, với những khu phố mới tiện nghi và là nơi du lịch sinh thái lý tưởng để du khách đến thăm.

Hiện tại đường 9 huyền thoại đã trở thành một tuyến hành lang kinh tế Đông Tây dài 1.450km liên kết 4 nước: Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanmar. Tuyến du lịch ở đây thường bắt đầu từ những khu nghỉ mát ở biển như Cửa Việt, Cửa Tùng, qua thành cổ Quảng Trị, qua địa đạo Vĩnh Mốc, cầu Hiền Lương rồi lên thắp hương Nghĩa trang Trường Sơn. Tiếp đó du khách đi theo đường 9 qua những di tích lịch sử chiến tranh tới Khe Sanh, Lao Bảo. Con đường sau đó đi qua Lào rồi trải rộng cho tới tận Thái Lan.
Từ thành phố Đông Hà – trung tâm hành chính, thương mại tỉnh Quảng Trị, mất khoảng hơn 1 giờ chạy xe máy theo Quốc lộ 1A hướng ra phía Bắc rồi rẽ vào nhánh đường nhỏ xuống biển sẽ đến được địa đạo Vịnh Mốc.

Trong những năm tháng chống chiến tranh phá hoại, địa đạo Vịnh Mốc (nay thuộc thôn Vịnh Mốc, xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) được mệnh danh là vùng đất lửa vì từng là “tọa độ chết”, là mục tiêu hủy diệt của địch, máy bay rải bom trên không, pháo bắn từ hạm đội ngoài biển vào. Thế nhưng, chính từ nơi chiến trường ác liệt ấy, bằng sức người và ý chí “nhà nhà đào địa đạo”, “Địch càn, dừng đào; địch rút, tiếp tục đào”, nhân dân Vịnh Mốc đã làm nên một kỳ tích sống trong lòng đất. Địa đạo Vịnh Mốc đã chở che, bảo toàn mạng sống cho bao người dân.

Hệ thống địa đạo gồm có 3 tầng: tầng thứ nhất sâu 12 m, dùng để sinh sống, tầng thứ hai cách mặt đất 15 m, được dùng làm nơi cất giữ lương thực và vũ khí hay hội họp và tầng cuối cùng sâu 23 m được dùng để tránh bom. Toàn bộ hệ thống địa đạo Vịnh Mốc có 13 cửa thông ra ngoài, trong đó có 7 cửa thông ra biển, 6 cửa thông lên đồi, mỗi cửa hầm được coi như một lỗ thông hơi.

Kể từ sau ngày đất nước thống nhất, non sông liền một dải và sạch bóng quân thù, địa đạo Vịnh Mốc đã trở thành huyền thoại không chỉ về sức sống kỳ diệu và ý chí quả cảm của con người trong chiến tranh, mà còn là một công trình kiến trúc độc đáo, một danh thắng du lịch nổi tiếng.

Dù đã nghe nhiều về kỳ tích của địa đạo này, nhưng chỉ khi đến tận nơi, mắt thấy, tai nghe du khách sẽ không thể không thán phục. Địa đạo như hình ảnh thu nhỏ của một làng quê được xây dựng và kiến tạo dưới lòng đất ở độ sâu từ 10 – 23m có chiều dài hơn 1,7 km; hệ thống giao thông hào chằng chịt được hình thành trong lòng đất đỏ bazan. Càng vào sâu trong địa đạo, không khí càng thêm mát lạnh trái hẳn với không gian chật hẹp bởi lối đi nhỏ.

Thật ngưỡng mộ khi nhìn thấy những hầm tư lệnh, phòng nghỉ, giếng nước, trạm gác, nhà bếp, nhà vệ sinh và nhiều lỗ thông hơi được bố trí một cách hợp lý, khoa học… vẫn vẹn nguyên, lưu dấu xưa nằm sâu dưới lòng đất. Ngạc nhiên hơn cả khi được chứng kiến cảnh tái hiện sinh hoạt đời thường của người dân và thật sự xúc động khi bước vào ngăn hầm dùng làm bệnh xá, nhà hộ sinh – nơi 17 đứa trẻ đã cất tiếng khóc chào đời trong lửa đạn…

Có đến tận nơi tham quan, khám phá địa đạo mới hiểu được cuộc sống gian lao và lòng sắt đá trung kiên của quân và dân ta trong những năm tháng kháng chiến chống quân xâm lược, giành độc lập tự do cho non sông đất nước.

Địa đạo vịnh mốc cũng cho ta thấy rằng, không điều gì của quá khứ trong những năm tháng chiến đấu, hy sinh và gian khổ lại có thể dễ dàng bị lãng quên. Trong hành trình về với Vịnh Mốc hôm nay, du khách như có thể cảm nhận được hơi thở nóng của cuộc chiến năm xưa, qua đó thêm yêu mến quê hương kiên cường của dân tộc, Tổ quốc mình.

Hình ảnh địa đạo Vịnh Mốc
Địa đạo Vịnh Mốc

Địa đạo Vịnh Mốc

Địa đạo Vịnh Mốc

Địa đạo Vịnh Mốc

Địa đạo Vịnh Mốc

Địa đạo Vịnh Mốc

Địa đạo Vịnh Mốc

Địa đạo Vịnh Mốc

Địa đạo Vịnh Mốc

Địa đạo Vịnh Mốc
Trên đồi cao ngọn thông vươn cao vút
Dậy hình hài dáng vóc của quê hương
Rể bám sâu chặt nắm đất thân thương
Bóng xỏa mình che đàn em bé dại
Nơi đồi sim ngày xưa còn nhớ mãi

NGỌN ĐỒI QUÊ HƯƠNG

Mỗi buổi chiều cùng chúng bạn rong chơi
Nơi trèo lên thấy rộng những biển khơi
Bóng chiều về trên đồi cao lên tiếng
Tiếng oai hùng trong chút gió thoảng đưa
Những chiến công lừng lẫy của ngày xưa

Đổi hòa bình cho miền quê nghèo khó
Những nhà dân tường cao mái đỏ
Lúa rợp màu vàng óng tuổi trổ bông
Nhìn trong ra trãi rộng những cánh đồng
Hướng về cao rừng cao su xanh thẳm

Một miền quê tình yêu sâu nặng
Chốn quay về những ước hẹn ngày xưa.



Cái lạnh se lòng tôi nhớ miền quê Quảng Trị
Nhớ cành mai vàng vào mỗi độ xuân sang
Nhớ mùa thu với cành lá vàng
Cánh phượng hồng rợp trời thu nỗi nhớ

 Nhớ quê hương

Mưa rơi!

Tôi nhớ mùa đông rét buốt
Cơn mưa dầm dề trút xuống một mùa đông
Nhớ bữa ăn quanh bếp ấm nồng
Nhớ anh em đôi lần đi bắt cá

Nhớ miền quê mẹ cha làm vất vả
Vì con thơ tuổi cặp sách đến trường
Nhớ chiếc xe trên mọi nẻo đường
Thương yêu lắm một miền quê Quảng Trị.



Áng mây hồng trôi mãi...trôi xa.
Lòng vương vấn gửi chốn quê nhà
Thương yêu lắm nhớ miền quê Quảng Trị
Nghĩa ân tình trọn vẹn tiếng sắt son

 HÌNH BÓNG QUÊ HƯƠNG

Đường dài.

Xa xa lắm vạn trùng cách xa
Lắm thăng trầm lắm những phong ba
Nhớ quê hương ta gửi vào câu hát
Vang vọng về bát ngát cánh đồng quê 

Quảng Trị ơi! Tôi sẽ quay về
Để nâng niu tôi tìm trong kỹ niệm.